Tại sao cuốn lược sử loài người khiến tỷ phú Bill Gates, Mark Zuckerberg và toàn bộ thung lũng Silicon bị ám ảnh. Chúng ta hãy cùng bàn về sách lược sử loài người này nhé!

Đây là một cuốn sách mà bất kỳ ai đang làm trong lĩnh vực công nghệ đều truyền tai nhau để đọc, để hiểu về quá khứ, tương lai của loài người.

1. Tìm hiểu về tác giả

Giáo sư Yuval Noah Harari là một nhà sử học người Israel, ông từng tốt nghiệp đại học Oxford và đang là giáo sư khoa Lịch sử tại Đại học Đại học Hebrew Jerusalem

Ông là tác giả của cuốn Lược sử loài người – tác phẩm được nằm trong danh sách bán chạy nhất thế giới. Tác phẩm được dịch ra hơn 45 ngôn ngữ và được tổng thống Obama, Bill Gates, Mark Zuckerberg cùng nhiều người nổi tiếng khuyên đọc. 

Ông là người Do Thái, ông kết hôn với người đồng tính có tên Itzik Yahav, hiện tại họ đang sống tại Mesilat Zion, Isarael. 

Bạn có biết thiền Vipassana đã làm thay đổi cuộc đời ông, ông thường dành 1 tiếng đầu vào buổi sáng và 1 tiếng cuối ngày làm việc để thiền. Mỗi năm ông thực hiện một khóa thiền trong 30 ngày hoặc lâu hơn trong im lặng, và không có sách hay phương tiện truyền thông xã hội. 

Từ tháng 1/2019 ông bắt đầu không sử dụng điện thoại thông minh.

2. Nội dung chính của lược sử loài người

Sapiens đã đưa chúng ta đi vào cuộc hành trình với nhiều khám phá thú vị về lịch sử loài người, từ những gốc rễ tiến hóa đến thời đại chủ nghĩa tư bản, kỹ thuật di truyền đến câu hỏi thú vị tại sao chúng ta có được điều kiện sống trong hiện tại.

Đọc lược sử loài người để có những lý giải thú vị về sự ra đời của sản xuất nông nghiệp, việc tạo ra tiền, sự lan truyền của tôn giáo, sự nổi lên của nhà nước quốc gia. Cuốn sách không những để cập đến hiện tượng đã xảy ra, lý giải tại sao mà cồn đi sâu vào từng cá nhân trong lịch sử đó cảm nhận thế nào.

Câu hỏi lớn mà tác giả đặt ra cho chúng ta là liệu bạn thực sự muốn gì? Có cách nào để đạt hạnh phúc? Chúng ta thường không biết về bản thân chúng ta? 

Harari cho rằng hạnh phúc của con người có thể chỉ là vấn đề mong đợi. Lịch sử 200,000 năm đưa ra đến với câu hỏi liệu chúng ta sau cùng có làm chúng ta hạnh phúc hơn không? Ông đưa ra ví dụ về người săn bắn, hái lượm, những người thợ rèn làm việc ít giờ hơn, sống hòa đồng hơn và dành nhiều thời gian để gần gũi với gia đình, bạn bè hơn.

Liệu con người trước kia có hạnh phúc hơn con người bây giờ?

Harari nghĩ rằng bởi vì khả năng con người đã tăng lên nên không nhất thiết chúng ta phải hạnh phúc hơn. Ông đưa ra câu chuyện ngụ ngôn trong Lược sử loài người về hai anh em sinh đôi, nhận hai “kết quả” trong cùng một ngày. Một người bị tổn thương vĩnh viễn đôi chân do tai nạn, một người trúng xổ số. Hai năm sau, cả hai anh sẽ sẽ có cùng mức độ hạnh phúc mà họ từng có trong ngày định mệnh đó, tốt hơn hoặc tệ hơn. Đó là do những sự kiện bi đát đó, những kỳ vọng của họ đối với cuộc sống đã được sắp xếp lại, theo Harari hạnh phúc là một chức năng của những kỳ vọng đó.

Cuốn sách lược sử loài người giúp bạn khám phá những lý do:

  • Tại sao nông nghiệp không tốt đẹp như chúng ta mà khiến chúng ta trở nên khốn khổ hơn
  • Tại sao các loại văn bản được phát minh ra và sứ mệnh của chúng
  • Tại sao những thập kỷ cuối cùng lại là quãng thời gian hòa bình nhất trong lịch sử nhân loại và hành trình đi tìm hạnh phúc của loài người.

Tác giả Harari đã đưa ra các câu chuyện đầy thuyết phục để làm dẫn chứng cho các quan điểm của mình qua từng thời kỳ và các tuyên bố đôi khi trái ngược của ông.

Trong lược sử loài người, tác giả cũng đề cập đến thế giới công nghệ. Đó cũng là lý do dễ hiểu khi mọi người ở Thung lũng Silicon bị ám ảnh bởi cuốn sách này

Sách lược sử loài người
Nguồn: Canvas

3. Trích đoạn hay của lược sử loài người

Để cùng khám phá hết 400 trang nói về 70.000 năm tiến hóa của loài người qua tuyệt tác của Harari, bạn có thể tìm mua sách lược sử loài người tại các cửa hàng sách, hoặc mua trên trang thương mại điện tử như TIKI, LAZADA, FAHASA…

Tôi xin trích một vài đoạn trong Lược sử loài người để bạn có cơ hội lướt qua và hy vọng dành thời gian cho cuốn sách giá trị này.

“Tôi khuyến khích tất cả chúng ta, dẫu có những tin tưởng tín ngưỡng nào, để đặt câu hỏi về những thuật kể cơ bản về thế giới chúng ta, để kết nối những phát triển ngày xưa với những quan tâm ngày nay, và để không sợ hãi những vấn đề tranh luận” – tác giả

“Tại sao loài người chúng ta đã thành công trong cuộc chiến chiếm ngôi thống trị? Tại sao những tổ tiên kiếm ăn bằng săn bắn hái lượm của chúng ta đã đi đến cùng nhau thành lập những thành phố và những vương quốc? Tại sao chúng ta đã đi đến tin tưởng vào những gót, những quốc gia, và những quyền con người? Tin cậy vào tiền bạc, sách vở và luật pháp, chịu nô lệ bởi guồng máy hành chính, lý thuyết đề cao tiêu thụ hàng hóa, và chạy theo sau chân của hạnh phúc? Và thế giới chúng ta sẽ giống như thế nào trong nghìn năm sắp tới?”

“Hầu hết mọi người không thâm cảm được rằng chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên bình yên như thế nào. Không ai trong chúng ta đã sống một nghìn năm trước đây, vì vậy chúng ta dễ dàng quên rằng thế giới đã từng khốc liệt hơn biết chừng nào. Và khi chiến tranh trở nên hiếm hơn, chúng thu hút sự chú ý nhiều hơn. Nhiều người nghĩ đến những cuốn chiến đang hoành hành ngày nay tại Afghanistan và Iraq hơn là về sự hòa bình trong đó hầu hết người Brazil và India đang sống.”

“ Cho đến giờ, chúng ta đã bàn luận về hạnh phúc như thế nào nếu nó phần lớn là một sản phẩm của những yếu tố vật chất, chẳng hạn như sức khỏe, cách thức ăn uống, và sự giàu có. Nếu người ta giàu hơn và khỏe mạnh hơn, khi đó họ cũng phải hạnh phúc hơn. Nhưng điều đó có phải thực sự rõ ràng thế không? Những triết gia, những nhà tu và những nhà thơ đã nghiền ngẫm về bản chất của hạnh phúc hàng nghìn năm, và nhiều người đã kết luận rằng những yếu tố xã hội, đạo đức và tinh thần cũng có ảnh hưởng lớn đến hạnh phúc của chúng ta như những điều kiện vật chất. Có lẽ mọi người trong xã hội giàu có hiện đại có rất nhiều đau khổ từ sự lạc lõng và sự vô nghĩa, bất kể sự thịnh vượng của họ. Và có lẽ những tổ tiên kém giàu có hơn của chúng ta đã tìm được nhiều mãn nguyện trong cộng đồng, tôn giáo và một kết buộc với thiên nhiên.”

Hãy đọc lược sử loài người để hiểu hơn về loài người chúng ta bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *