Để tôi đoán lý do bạn quan tâm tới 10 nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân nhé!?

  • Có thể vài tháng nay bạn đã dành 50% thu nhập để trả nợ?
  • Bạn mất kiểm soát chi tiêu, chẳng nhớ bản thân đã chi tiêu gì nhưng “lúc nào cũng thấy thiếu tiền”?
  • Bạn có mục tiêu mua nhà, mua xe, học tập hay xây dựng cuộc sống tự do tài chính trong tương lai?

Dù là trường hợp nào, chắc chắn là bạn mong muốn tìm hiểu và tạo thói quen quản lý tài chính cá nhân tối ưu, thông minh để “có của ăn, của để” trong tương lai. 

Tuổi trẻ của ai rồi cũng sẽ qua đi, sức khỏe dồi dào rồi cũng dần vơi đi theo năm tháng. Những nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân sẽ giúp bạn sử dụng tuổi trẻ một cách giá trị, đạt được mục tiêu và đảm bảo cho cuộc sống về già. Cùng DIMI BOOK tìm hiểu 10 nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé!

Tầm quan trọng của kỹ năng quản lý tài chính cá nhân

Trong thời đại kinh tế biến động và chi phí sinh hoạt ngày càng tăng cao, kỹ năng quản lý tài chính cá nhân trở nên cực kỳ quan trọng. Nó không chỉ giúp bạn kiểm soát được chi tiêu hàng ngày mà còn giúp bạn lập kế hoạch tài chính dài hạn, đảm bảo ngân sách chi tiêu cho các tình huống khẩn cấp. Khi bạn biết cách quản lý tài chính hiệu quả, bạn sẽ không gặp tình trạng nợ nần không cần thiết mà còn tích lũy được một khoản tiết kiệm và có thể đầu tư sinh lời. Điều này không chỉ mang lại sự ổn định tài chính mà còn giúp bạn tự tin hơn trong việc đưa ra các quyết định quan trọng liên quan đến tiền bạc.

kỹ năng quản lý tài chính cá nhân

Ngoài ra, nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân còn đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng một tương lai bền vững, đặc biệt là tự do tài chính. Việc lập kế hoạch tài chính hợp lý sẽ giúp bạn đạt được các mục tiêu lớn như mua nhà, mua xe, đầu tư cho bản thân và các mục đích khác. Hơn thế nữa, nó còn giúp bạn cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm bớt căng thẳng về chi tiêu mà không phải lo lắng về tiền bạc. Vì vậy, việc trang bị cho mình kỹ năng quản lý tài chính cá nhân là điều vô cùng cần thiết để tránh những tình huống khó khăn trên. 

10 nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Với tình hình kinh tế diễn biến khó lường hiện nay, nếu không có kỹ năng quản lý tài chính cá nhân, bạn sẽ dễ dàng rơi vào những tình huống tài chính khó khăn. Hơn nữa, thiếu kỹ năng quản lý tài chính có thể làm bạn mất cơ hội đạt được các mục tiêu lớn trong cuộc đời, gây ra căng thẳng, xung đột trong gia đình và làm giảm chất lượng cuộc sống. 

Xác định mục tiêu tài chính rõ ràng, cụ thể

Xác định mục tiêu tài chính rõ ràng là một nguyên tắc quan trọng trong quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Khi bạn có mục tiêu cụ thể, bạn sẽ biết cần làm gì để đạt được nó. Ví dụ, nếu muốn mua nhà trong 5 năm, bạn sẽ biết cần tiết kiệm bao nhiêu mỗi tháng. 

Mục tiêu tài chính rõ ràng giúp bạn tập trung, đưa ra quyết định đúng đắn và tránh lãng phí. Việc đặt ra mục tiêu cụ thể như tiết kiệm một khoản tiền hàng tháng cũng giúp bạn dễ dàng đánh giá tiến độ và điều chỉnh nếu cần. Điều này tạo ra cảm giác thành công, động lực và tự tin trong quản lý tài chính cá nhân.

Xác định mục tiêu tài chính

Lập kế hoạch thu – chi hàng tháng, quý, năm,…

Lập kế hoạch thu – chi hàng tháng, quý và năm là một nguyên tắc quan trọng trong quản lý tài chính cá nhân. Kế hoạch này giúp bạn nắm rõ các khoản thu nhập và chi tiêu thực tế, từ đó kiểm soát tài chính hiệu quả hơn. 

Hàng tháng, bạn có thể liệt kê các nguồn thu như lương, thưởng và thu nhập khác. Đồng thời, cũng ghi chép các khoản chi cố định như tiền nhà, tiền điện nước và tiền ăn uống, tiền chi cho đám cưới, đám giỗ,…. Điều này giúp bạn có tầm nhìn tổng quan và dễ dàng nắm bắt, điều chỉnh chi tiêu phù hợp. 

Ngoài ra, bạn nên lập kế hoạch thu – chi cho cả quý và năm để đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn. Vào đầu năm, bạn có thể ước tính tổng thu nhập và xác định các mục tiêu lớn như mua sắm, du lịch hay đầu tư. Sau đó, chia nhỏ các mục tiêu này thành kế hoạch quý để theo dõi và điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế. Việc lập kế hoạch chi tiết như vậy giúp bạn tránh lãng phí và tiến gần hơn đến các mục tiêu tài chính, xây dựng cuộc sống tự do tài chính và tương lai bền vững. 

Theo dõi chi tiêu mỗi ngày

Theo dõi chi tiêu là một trong những nguyên tắc không thể thiếu trong việc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Việc này giúp bạn nhận biết rõ ràng tiền của mình đã được sử dụng vào đâu, từ đó điều chỉnh và tối ưu hóa chi tiêu một cách hợp lý. Ví dụ, bạn có thể sử dụng các ứng dụng quản lý tài chính hoặc ghi chép thủ công vào sổ sách để theo dõi từng khoản chi tiêu hàng ngày. Khi bạn ghi lại các khoản chi tiêu, bạn sẽ nhận thấy những khoản nào là cần thiết và những khoản nào có thể cắt giảm để tiết kiệm.

Ngoài ra, theo dõi chi tiêu còn giúp bạn nhìn nhận và điều chỉnh các thói quen chi tiêu không đáng. Ví dụ, nếu bạn nhận thấy mình chi quá nhiều tiền cho các khoản ăn uống bên ngoài hoặc mua sắm các vật dụng, quần áo không cần thiết, bạn có thể điều chỉnh lại chi tiêu cho hợp lý hơn. Bằng cách theo dõi chi tiêu thường xuyên và cụ thể, bạn sẽ dễ dàng kiểm soát được tài chính của mình, tránh tình trạng “cháy túi” vào cuối tháng. 

theo dõi chi tiêu

Đầu tư vào bảo hiểm xã hội, nhân thọ

Đầu tư vào bảo hiểm xã hội và nhân thọ là một lựa chọn để bạn có thể xem xét trong quản lý tài chính cá nhân. Bảo hiểm xã hội đảm bảo bạn nhận được hỗ trợ tài chính khi gặp rủi ro như tai nạn, bệnh tật hoặc về hưu. Bảo hiểm nhân thọ cung cấp khoản tiền bồi thường lớn cho gia đình khi xảy ra sự cố, đồng thời giúp tích lũy tài sản.

Đầu tư vào hai loại bảo hiểm này không chỉ bảo vệ an toàn tài chính cho bản thân mà còn xây dựng nền tảng vững chắc cho tương lai gia đình. Nhờ đó, bạn có thể chủ động quản lý rủi ro và an tâm về tương lai tài chính. Tuy nhiên, trước khi tham gia bất kỳ bảo hiểm nào, bạn cần phải có sự tìm hiểu kỹ lưỡng cũng như tính toán tài chính đáp ứng đủ cho loại bảo hiểm đó, tránh tình trạng “đứt gánh giữa đường”. 

Thanh toán các khoản nợ không cần thiết

Đã bao giờ bạn bị những món nợ ám ảnh mỗi sáng, trằn trọc vì bị cuộc gọi trả nợ réo rắt mỗi ngày? Hoặc liên tục rơi vào hoàn cảnh “nhận 10 triệu mà trả nợ hết 5 triệu”? Thói quen mua sắm không thể kiểm soát, “nhạt miệng” khó rời khỏi các buổi tiệc tùng,… kèm với việc không vạch ra mục đích quản lý tài chính và xây dựng tương lai rõ ràng kiến bạn rơi vào vòng xoáy nợ tháng này chồng chéo tháng khác. 

Các khoản nợ như nợ thẻ tín dụng, vay tiêu dùng với lãi suất cao có thể trở thành gánh nặng nếu không được quản lý tốt. Bạn nên ưu tiên thanh toán sớm các khoản nợ này sẽ giúp giảm thiểu chi phí lãi suất và giải phóng tài chính cho các mục tiêu khác. Điều này cũng cải thiện điểm tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho các kế hoạch tài chính trong tương lai.

Tiết kiệm 10-20% hàng tháng

Tiết kiệm 10-20% thu nhập hàng tháng là một trong những nguyên tắc cơ bản và quan trọng trong quản lý tài chính cá nhân được nhiều chuyên gia khuyến khích. Việc này giúp tích lũy quỹ dự phòng và có vốn để đầu tư sinh lợi. Ví dụ, với thu nhập 10 triệu đồng/tháng, tiết kiệm 10-20% sẽ tích lũy được 1-2 triệu đồng mỗi tháng. Số tiền này sẽ rất hữu ích khi cần ứng phó với các chi phí bất ngờ, như khám chữa bệnh, giúp đỡ gia đình. 

Việc tuân thủ nguyên tắc tiết kiệm này không chỉ giúp ổn định tài chính, mà còn mở ra cơ hội đầu tư và phát triển trong tương lai. Đây là một thói quen tài chính rất cần thiết để quản lý tiền và xây dựng tự do tài chính.

Tiết kiệm 10-20% hàng tháng

Tăng thêm nhiều nguồn thu nhập

Việc tăng thêm nhiều nguồn thu nhập là một trong những nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân quan trọng giúp bạn không bị phụ thuộc vào 1 nguồn tài chính. Hãy thử nghĩ xem, nếu chỉ có một công việc ổn định với món nợ mua nhà cần trả hàng tháng. Khi bạn bị thất nghiệp do biến cố bất ngờ như khủng hoảng tài chính 2023 vừa rồi, và trong vài tháng không kịp tìm việc phù hợp? Bạn sẽ làm gì với những hóa đơn thanh toán tiền nhà, tiền học, tiền sinh hoạt? 

Thay vì phụ thuộc vào một nguồn thu nhập duy nhất, việc có nhiều nguồn thu nhập thụ động sẽ giúp bạn tăng khả năng kiểm soát tài chính và đa dạng hóa nguồn thu. Ví dụ, bạn có thể tìm kiếm các công việc làm thêm ngoài giờ, kinh doanh bán hàng online, hoặc đầu tư vào các dự án nhỏ để tăng thêm thu nhập hàng tháng. Lúc này, bạn có thể sử dụng những khoản này chi trả các hóa đơn gấp mà không cần vay nợ nóng hoặc chọn đại một công việc có đãi ngộ chưa thích hợp.

Sử dụng công cụ quản lý tài chính cá nhân uy tín

Sử dụng công cụ quản lý tài chính cá nhân uy tín là một nguyên tắc quan trọng để có cái nhìn tổng quan và kiểm soát chặt chẽ về tình hình tài chính của bạn. Các công cụ này không chỉ theo dõi và phân tích chi tiêu chi tiết, mà còn cung cấp tính năng lập kế hoạch ngân sách, quản lý nợ và đầu tư. Từ đó, bạn có thể đưa ra quyết định tài chính thông minh hơn.

Ví dụ, ứng dụng Wiseflow cho phép theo dõi giao dịch, phân tích chi tiêu và thiết lập mục tiêu tiết kiệm. Việc sử dụng ứng dụng này giúp bạn biết tổng chi tiêu, đánh giá mức độ tiết kiệm và điều chỉnh ngân sách một cách hiệu quả.

sử dụng app quản lý tài chính cá nhân

Liên tục cập nhật kiến thức về tài chính

Kỹ năng quản lý tài chính cũng như các kỹ năng khác, đòi hỏi chúng ta cập nhật liên tục. Vì sao ư? Tài chính không chỉ là vấn đề chỉ liên quan đến lương thưởng, thu chi mà còn cả các dịch vụ của ngân hàng, chính sách thuế, chi phí trường học, ý tế, bảo hiểm và nhiều thông tin khác. Kịp thời nắm bắt được các thông tin quan trọng sẽ giúp bạn tránh khỏi sự bỡ ngỡ, chủ động kiểm soát được các nguồn ngân sách, khoản vay vốn,… của mình hiệu quả hơn. 

Để thực hiện nguyên tắc này, bạn có thể tận dụng các kênh thông tin và sách báo, các blog chuyên về tài chính, podcast và các khóa học trực tuyến. Đặc biệt là các tạp chí chuyên về tài chính sẽ cung cấp cho bạn các bài viết và thông tin mới nhất về thị trường tài chính, đầu tư, và các xu hướng tài chính quốc tế. Ngoài ra, các blog cá nhân và kênh YouTube cũng là những nguồn thông tin phong phú và dễ tiếp cận, giúp bạn tiếp cận kiến thức tài chính một cách thú vị và dễ hiểu.

Không chi tiêu quá X% số tiền kiếm được.

Nguyên tắc không chi tiêu quá X% số tiền kiếm được là một phương pháp quản lý tài chính cá nhân linh hoạt và hiệu quả, phù hợp với từng mức thu nhập của mỗi người. X có thể thay đổi tùy theo hoàn cảnh và mức độ thu nhập của từng người. Với những người có thu nhập cao, nguyên tắc này có thể đặt X là 10%, tức là chỉ chi tiêu tối đa 10% số tiền kiếm được mỗi tháng. Trái lại, đối với những người có thu nhập thấp hơn, X có thể là 50%, cho phép họ chi tiêu nhiều hơn trong một phần lớn thu nhập để đáp ứng các nhu cầu cơ bản.

Việc áp dụng nguyên tắc này giúp người tiêu dùng duy trì sự cân bằng trong tài chính cá nhân, tránh tình trạng tiêu xài quá mức dẫn đến nợ nần và khó khăn tài chính. 

Xem thêm:

Bài viết trên vừa phân tích 10 nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả mà bạn có thể áp dụng để kiểm soát và cải thiện tình hình tài chính của mình. Từ việc tăng nguồn thu nhập, sử dụng công cụ quản lý tài chính uy tín, lập kế hoạch ngân sách chi tiết, cho đến việc quản lý nợ, xây dựng quỹ dự phòng và đầu tư thông minh – tất cả đều là những nguyên tắc quan trọng để bạn có được nền tài chính vững vàng trong thời buổi hiện nay. Hãy nhớ rằng, từng bước nhỏ sẽ dẫn bạn đến những thay đổi tích cực, mở ra những cơ hội mới và tạo dựng một tương lai tài chính ổn định, bền vững. Vậy còn chờ gì nữa, hãy bắt đầu hành trình quản lý tài chính hiệu quả ngay từ hôm nay!


Nội dung: Tổng hợp và review bởi DIMI BOOK
Hình ảnh: Internet
(*) Bản quyền bài viết thuộc về DIMI BOOK. Vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ “dimibook.com” khi chia sẻ hoặc trích dẫn trên các nền tảng khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *