“Gió đầu mùa” là một trong những tập truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn Thạch Lam, được xuất bản năm 1937. Đây cũng là một tập truyện nằm trong series Việt Nam danh tác của Nhã Nam. Tập truyện này là một bức tranh chân thực về cuộc sống thường nhật của người dân Hà Nội những năm 1930, phản ánh chân thực về tình người, về những vẻ đẹp giản dị trong cuộc sống.
Đôi nét về Thạch Lam
Thạch Lam (tên thật là Nguyễn Tường Lân) sinh ra trong một gia đình có truyền thống văn hóa, cha ông là một vị quan. Ông sớm bộc lộ năng khiếu văn chương và tham gia vào Tự Lực văn đoàn, một nhóm văn sĩ có ảnh hưởng lớn đến văn học Việt Nam thời kỳ đó.
Sự nghiệp sáng tác của Thạch Lam tuy không dài nhưng để lại nhiều tác phẩm giá trị. Ông bắt đầu sáng tác từ những năm 1930 và có những tác phẩm tiêu biểu như: “Gió đầu mùa”: Tập truyện ngắn đầu tay, đánh dấu sự ra đời của một tài năng văn chương mới. Nắng trong vườn là tác phẩm kế tiếp khẳng định phong cách sáng tác nhẹ nhàng, tinh tế của tác giả. Sau đó, tiểu thuyết duy nhất của Thạch Lam, “Ngày mới” phản ánh cuộc sống của giới trí thức Hà Nội. Hà Nội ba mươi sáu phố phường: Tập kí ghi lại những ấn tượng sâu sắc của tác giả về Hà Nội.
Văn của Thạch Lam được đánh giá là Giàu chất thơ, nhẹ nhàng, mang tính hiện thực và giàu tình cảm. Ông có khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách tinh tế, tạo nên những hình ảnh đẹp, những câu văn giàu âm nhạc. các tác phẩm của ông luôn gắn liền với hiện thực xã hội, tập trung vào miêu tả tâm lí nhân vật, những cảm xúc sâu kín, những chi tiết nhỏ nhặt trong cuộc sống. Tình yêu thương con người, sự đồng cảm với những số phận bất hạnh là những chủ đề xuyên suốt trong các tác phẩm của Thạch Lam.
Giá trị của tác phẩm văn học của ông để lại được công nhận rộng rãi và ông được xem là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam. Qua các tác phẩm của mình, Thạch Lam đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cuộc sống của người Hà Nội trong những năm 1930-1940. Phong cách viết của Thạch Lam đã tạo nên một dấu ấn riêng, ảnh hưởng đến nhiều thế hệ nhà văn sau này.
Tập truyện ngắn “Gió đầu mùa” – Danh tác Việt Nam
“Gió đầu mùa” là tập truyện ngắn đầu tay của nhà văn Thạch Lam và cũng là một tác phẩm tiêu biểu của văn học Việt Nam thế kỷ 20. Tập truyện này gồm nhiều truyện ngắn, mỗi truyện là một câu chuyện nhỏ, một khoảnh khắc cuộc sống được tác giả quan sát và ghi lại bằng một góc nhìn tinh tế. Các câu chuyện xoay quanh những con người bình thường, những cuộc sống đời thường, nhưng qua ngòi bút của Thạch Lam, chúng trở nên sâu sắc và ý nghĩa hơn.
Trong lời nói đầu, tác giả Thạch Lam nói về quan niệm sáng tác của mình: “Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay quên, trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi một cái thế giới vừa giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc được thêm trong sách và phong phú hơn.
“Gió đầu mùa” là tập truyện ngắn gồm:
- Nhà mẹ Lê
- Một cơn giận
- Người bạn trẻ
- Cái chân què
- Đứa con đầu lòng
- Cô áo lụa hồng
- Những ngày mới
- Tiếng chim kêu
- Gió lạnh đầu mùa
- Trở về
- Người bạn cũ
Phần lớn các truyện trong tập “Gió đầu mùa” của Thạch Lam đề cập đến những số phận bất hạnh, những con người nghèo khổ. Ông đã khắc họa thành công tình cảm gia đình, tình bạn, tình yêu thương giữa con người với con người. Qua những câu chuyện về tình cảm gia đình, tình bạn, tình yêu thương giữa con người với con người, tác giả đã khơi gợi những xúc cảm sâu sắc trong lòng người đọc.
Trong tập truyện này, có những truyện mang tính giáo dục – đạo đức khi lên án sự bạc bẽo, hoặc nhắc con người nhìn vào chính bản thân mình để tự vấn lại lương tâm. Trở về là chuyện ngắn kể về sự thành công và giàu có của một anh chàng tên Tâm từ quê ra Hà Nội làm ăn. Sau năm sáu năm, Tâm thu xếp được dịp hiếm hoi về quê thăm mẹ già đơn độc. Người mẹ già cảm động và sung sướng biết bao nhiêu mặc dù Tâm đi làm xa biền biệt nhiều năm liền. Cùng với mẹ là cô bạn Trinh, vốn là bạn thuở nhỏ và cũng là bạn hàng xóm có tình cảm với Tâm, luôn chăm sóc mẹ Tâm trong suốt thời gian cậu vắng nhà.
Tuy nhiên, sự bịn rịn và hạnh phúc của mẹ chỉ làm Tâm vướng bận, khó chịu, anh ta vội vã trở về Hà Nội để kịp đón vợ. Ngồi trên xe ô tô, Tâm nhìn thoảng thấy mẹ già và Trinh đứng bên đường, họ mong có thể gặp Tâm thêm lần nữa, nhưng chiếc xe lao đi, bắn vọt bùn lên người họ.
Trong truyện “Nhà mẹ Lê”, mẹ Lê có cả một đàn con đông đúc 11 đứa, sống trong một phố chợ tồi tàn, mẹ con quấn vào nhau vào nhau ngủ trong một cái ổ rơm, không khác gì một ổ chó. Người mẹ đi làm mướn từ tinh sương đến tối mịt để nuôi đàn con. Năm ấy trời rét mướt, mùa màng thất thu, không ai thuê mướn, đàn con mẹ Lê ôm nhau rét run vì đói và lạnh. Mẹ Lê đến nhà ông Bá xin ít gạo, bị chủ xua chó ra cắn, rồi lên cơn sốt mấy hôm sau thì chết, để lại một đàn con bơ vơ và những người nghèo khác cảm thấy lo sợ vì “cái nghèo khổ cứ theo đuổi mãi không biết bao giờ dứt”. (Nhà Mẹ Lê)
Bào là một bạn học xinh xắn, mảnh khảnh trông như con gái. Sau khi Bào bị đuổi học, cậu ra Hà Nội kiếm sống nhưng nhiều tháng đi khắp thành phố vẫn chưa tìm được công việc nào nuôi thân. Cậu mỗi ngày một tiều tụy, thiếu thốn khiến cậu ăn mặc rách rưới và trông luôn mỏi mệt. Chủ trọ của Bào thấy cậu ốm nặng, sợ tình trạng của cậu sẽ ảnh hưởng đến khi trọ, bèn tìm cách trả cậu về quê. Sau đó có tin tức Bào đã tự tử… (Người bạn trẻ)
Tuyển tập truyện ngắn đầu tay này đã bộc lộ được tài năng và phong cách sáng tác mộc mạc, đằm thắm, giàu tình cảm và nhân văn của Thạch Lam. Ông phát hiện được cái đặc biệt trong cái bình thường, khía cạnh nhân văn trong những hoàn cảnh trớ trêu của nhân vật, khơi gợi cảm xúc độc giả trong quá trình khám phá thế giới nội tâm của các nhân vật. Mỗi truyện ngắn đều thể hiện nên tấm lòng của người viết: lên án một hiện thực xã hội tàn nhẫn chà đạp lên con người, bày tỏ sự thông cảm và tình thương với những số phận bất hạnh.
Xem thêm:
- Tìm về những “Hạt giống đỏ” trong tác phẩm “Tuổi thơ dữ dội” của Phùng Quán
- Hai đứa trẻ: Thưởng thức bản giao hưởng trầm lắng của cuộc sống
Văn phong của Thạch Lam giản dị, trong sáng mà rất giàu ý tưởng và chất thơ. Ngay từ khi ra mắt, tập truyện ngắn “Gió đầu mùa” của ông đã được cộng đồng văn học và độc giả trong nước khen ngợi.
Tờ báo L Annam nouveau gọi đây là “một kiệt tác”.
Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại đánh giá rằng: “Tuy là một tập truyện đầu tay mà “Gió đầu mùa” đã có những truyện chua chát và cảm động như Một cơn giận, tha thiết và tức cười như Tiếng tim kêu, bi thương và chán ngán như Người Lính cũ, lầm than và tham thương như Hai lần chết thì thật cũng xứng đáng với sự hoan nghênh của công chúng khi tập truyện mới ra đời”.
Thưởng thức trọn vẹn tác phẩm qua đường link mua sách phía dưới để ủng hộ DIMI BOOK tiếp tục tạo ra những nội dung chất lượng và phong phú nhé! Chân thành cảm ơn Quý độc giả đã yêu mến!
Nội dung: Tổng hợp và review bởi DIMI BOOK
(*) Bản quyền bài viết thuộc về DIMI BOOK. Vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ “dimibook.com” khi chia sẻ hoặc trích dẫn trên các nền tảng khác.