“Vang bóng một thời” là một tác phẩm nổi bật, một bức tranh sống động về một thời đã qua tại Hà Nội. Qua ngòi bút của nhà văn Nguyễn Tuân, độc giả như được đưa trở về thời đại trước của Việt Nam, cảm nhận cách “ông bà ta” gìn giữ và trân trọng nhiều giá trị văn hóa, những phong tục tập quán. Tác phẩm “Vang bóng một thời” vừa miêu tả vừa gửi gắm những suy ngẫm sâu sắc về sự biến đổi của thời gian và những giá trị vĩnh cửu của cuộc sống, văn hóa Việt.

Giới thiệu về Nhà văn Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân là một trong những ngòi bút hiện đại tiêu biểu của văn học Việt Nam thế kỷ 20, có sở trường về tùy bút và ký. Ông được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng tiếng Việt.

Nguyễn Tuân (1910 – 1987) sinh tại Hà Nội. Sinh ra vào đầu thế kỷ XX – thế kỷ của những biến động lớn với đất nước, dân tộc Việt Nam, ông đã sống và sử dụng ngòi bút của mình bằng cả tình yêu chân thật, mãnh liệt với nhân dân, với Tổ quốc ta. Những dấu ấn ông để lại trong cả đời sống và đời văn vô cùng đặc biệt được cộng đồng văn học trân quý và là nguồn cảm hứng độc đáo cho những thế hệ trẻ sau này.

Giới thiệu về Nhà văn Nguyễn Tuân

Các tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách sáng tạo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú trong nhiều lĩnh vực bằng vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện. Sách giáo khoa của chương trình phổ thông xếp ông vào danh sách 9 tác giả tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại.

Một số tác phẩm của ông: 

  • Một chuyến đi (1938), tùy bút – du kí
  • Ngọn đèn dầu lạc (1939), phóng sự
  • Vang bóng một thời (1940), tập truyện ngắn
  • Thiếu quê hương (1940), tập tùy bút
  • Chiếc lư đồng mắt cua (1941), tập tùy bút
  • Tàn đèn dầu lạc (1941), tập tùy bút
  • Tùy bút (1941), tập tùy bút
  • Tóc chị Hoài (1943), tập tùy bút
  • Tùy bút II (1943), tập tùy bút
  • Nguyễn (1945), tập truyện ngắn
  • Chùa Đàn (1946), tiểu thuyết
  • Sông Đà (1960), tập tùy bút
  • Cô Tô (1986), ký
  • Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972), tập tùy bút
  • Ký (1976)

“Đỉnh cao trong sự nghiệp văn học đồ sộ mà ông để lại cho đời là những bài tùy bút với phong cách riêng biệt không lẫn với bất cứ cây bút nào. Ông cũng được coi là một trong 3 nhà văn (cùng với Tố Hữu và Xuân Diệu) sớm có tác phẩm ngay từ những ngày đầu chào mừng kỷ nguyên độc lập của dân tộc.” – Báo Sài Gòn Giải Phóng đưa tin trong bài viết Nguyễn Tuân – tình yêu lớn vào ngày kỷ niệm 100 ngày sinh của ông.

Vang bóng một thời – Nhớ Hà Nội xưa từng đẹp thanh tao

Tác phẩm “Vang bóng một thời” là một tập hợp những bài viết, những hồi ức của tác giả về Hà Nội xưa. Nguyễn Tuân đã vẽ nên một bức tranh sinh động về cuộc sống thường nhật của người Hà Nội xưa qua những lễ hội, những món ăn, những phong tục tập quán. Ông đặc biệt nhấn mạnh vào vẻ đẹp của những công trình kiến trúc điển hình của thủ đô: ngôi nhà cổ, những con phố nhỏ, những góc phố quen thuộc.

Vang bóng một thời

Nội dung “Vang bóng một thời”

“Vang bóng một thời” là một tác phẩm văn học nổi bật, được xem là đã khơi lại đống tro tàn của một quá khứ xưa, với những con người, lối sống, thú chơi một thời từng thịnh hành. Trong bối cảnh xã hội mới, khi Mỹ đặt sách đô hộ, phong trao Cần Vương Thất bại và chế độ phong kiến cũ đã lụi tàn, các nhân vật trong những truyện ngắn của “Vang bóng một thời” thấy mình chỉ là những “kẻ chọn nhầm thế kỷ với hai bàn tay không có lợi khí mới”. 

Tuyển tập truyện ngắn chủ yếu tập trung mô tả những sinh hoạt cầu kỳ, những thú chơi tiêu dao, nhàn tản của họ. Qua đó, tác phẩm này tái hiện lên nhiều nét văn hoá của người Việt ở thời kỳ chưa bị cái mới của phương Tây thâm nhập.

Trong truyện “Những chiếc ấm đất”, Nguyễn Tuân miêu tả lại thú uống trà cầu kỳ và thanh đạm của cụ Sáu, người “coi phú quý nhãn tiền không bằng một ấm trà”, hàng chục năm nay vẫn chỉ uống trà bằng nước giếng chùa. Thậm chí, người ăn mày vào nhà cụ Sáu cũng là một khách trà được tiếp đãi với cái lễ tinh tế như bao người khác. 

Bên cạnh đó, trong truyện “Chén trà sương”, khung cảnh một buổi sáng mùa Đông ở nhà cụ ấm được tái hiện với cái tiết trời lạnh đặc trưng của Hà Nội và hơi ấm của chén trà thơm. Mỗi động tác của người pha trà đề rất khoan thai, am hiểu và trân trọng. 

“Trong ấm trà pha ngon, người ta thấy có mùi thơ và một vị triết lý” –  Chén trà sương. 

Cụ ấm ngâm thơ, người con cả của cụ ngồi bên uống trà và giở tập cổ văn ra bình, để cùng tiếc cho mùa thu đi qua vì không còn được uống trà từ nước sương đọng trên những chiếc lá sen hồ nữa. 

nội dung sách Vang bóng một thời

Hay trong “Hương cuội”, thú thưởng ngoạn cầu kỳ vào dịp Tết Nguyên Đán của người Hà nội được miêu tả cũng đầy tao nhã. Vào chiều 30 Tết, cụ Kép làng Mọc ra ngắm nghĩa những gốc hoa Lan. Thấy chúng sắp nở, cụ chuẩn bị bữa rượu Thạch Lan Hương. Cụ lấy những hòn cuội trắng, tròn được chọn ra, rửa sạch, bọc kẹo và đặt lên chậu cùng vài chiếc lồng bàn bằng giấy được úp lên chậu hoa. Khi khách khứa đến, cụ Kép mở những chiếc lồng bàn ra, hương lan thơm mát tràn ra như mở đầu cho khứu giác chuẩn bị thưởng thức “mỹ vị nhân gian”. Chủ và khách cùng nhau nâng chén trà, ngâm thơ, ngậm những viên kẹo mạnh nha đá cuội đã được ước hương lan. Khung cảnh thanh tao đẹp đẽ ấy thể hiện nét văn hóa truyền thống đầy nghệ thuật của Người Việt xưa.

Trong các các phẩm, Nguyễn Tuân sử dụng ngôn ngữ được ví như một bức tranh thủy mặc, với những nét vẽ tinh tế, những màu sắc hài hòa. Ông sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, ẩn dụ, khiến cho những câu văn trở nên sống động và gợi cảm. 

 Ví dụ như, ông miêu tả ánh nắng chiều tà “như một tấm lụa vàng trải trên phố”, hay những chiếc lá rơi “như những cánh bướm vàng bay lượn”. Ông vay mượn nhiều từ Hán Việt đẹp đẽ như “tửu quán”, “tống cựu”, “nhã nhạc” gợi lên một cuộc sống thanh cao, tao nhã của người Hà Nội xưa.

Mặc dù miêu tả những thú vui thanh tao mang nét cao quý, Nguyễn Tuân không biến chúng trở thành một điều xa xỉ và rườm rà. Ông khắc họa chân thực hình ảnh những người Hà Nội xưa, từ những người lao động bình dân đến những bậc sĩ phu nho nhã. Ông miêu tả vẻ đẹp ngoại hình, tính cách, thói quen của họ, tạo nên những nhân vật sống động mà thật gần gũi.

Phong cách sáng tác trong “Vang bóng một thời”

Tập truyện còn thể hiện ông là một người có trái tim giàu cảm xúc. Ông yêu Hà Nội bằng một tình yêu sâu sắc, và tình yêu ấy đã được thể hiện rõ nét trong từng chi tiết về các thú chơi, con người trên trang viết. Bên cạnh vẽ nên bức tranh đẹp đẽ về Hà Nội thời kỳ biến chuyển, “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân đã gửi gắm những thông điệp nhân văn sâu sắc về tình yêu quê hương, đất nước, về sự trân trọng những giá trị truyền thống Việt Nam. 

Vang bóng một thời

Qua tác phẩm này, tác giả Nguyễn Tuân thể hiện rõ nỗi nhớ về một Hà Nội xưa với những giá trị văn hóa truyền thống. Ông trân trọng và ca ngợi những vẻ đẹp đã dần mất đi theo thời gian. Tình yêu dành cho Hà Nội được thể hiện qua từng câu chữ, tạo nên một không khí ấm áp, thân thuộc.

Xem thêm:

“Vang bóng một thời” là một tác phẩm văn học có giá trị đẹp đẽ về mặt nghệ thuật và nhân văn. Tác phẩm đã góp phần làm giàu thêm cho kho tàng văn học Việt Nam và để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả. Đọc “Vang bóng một thời”, chúng ta không chỉ được khám phá một Hà Nội xưa, mà còn được chiêm nghiệm về những giá trị vĩnh cửu của cuộc sống, đặc biệt là những độc giả trẻ tuổi. Người trẻ ắt hẳn sẽ phải kinh ngạc khi phát hiện ra nghệ thuật sống, thú chơi tao nhã của người xưa. 


Thưởng thức trọn vẹn tác phẩm qua đường link mua sách phía dưới để ủng hộ DIMI BOOK tiếp tục tạo ra những nội dung chất lượng và phong phú nhé! Chân thành cảm ơn Quý độc giả đã yêu mến!

Nội dung: Tổng hợp và review bởi DIMI BOOK
(*) Bản quyền bài viết thuộc về DIMI BOOK. Vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ “dimibook.com” khi chia sẻ hoặc trích dẫn trên các nền tảng khác.

Xem sách chi tiết Vang Bóng Một Thời (Tái Bản) tại đây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ZaloGọi điệnFacebook