Tiếp nối những trang viết còn bỏ ngỏ ở cuốn một, Hoa lạc tam đồ, Trận pháp luân hồi trực tiếp đi sâu về phần lịch sử của một triều đại cụ thể, ngắn ngủi mà bi hùng, triều đại Tây Sơn. Đó là những năm tháng cuối cùng sau khi vua Quang Trung tạ thế, vua Quang Toản vẫn còn non nớt lên ngôi, đối diện với cảnh thù trong giặc ngoài.
Để rồi, từ góc nhìn của nhân vật Tám, lúc này đã thức tỉnh kí ức, thân phận Đế Hoa, hàng loạt ảo cảnh vốn khắc sâu trên mảnh đất này dần hiện ra. Để rồi từ đau thương, mất mát, những góc khuất chìm sâu trong lịch sử hiện lên trên trang viết Song sinh bạch hạc thần mộc, ngòi bút của tác giả Song Phát hướng tất thảy về một mối: Trận pháp luân hồi. Đưa tất thảy vào diệt vong, tiễn mọi thứ vào luân hồi, với ước vọng lần nữa tái sinh nhân giới linh khí từ đống tro tàn.

Diệt vong
Nếu như quyển một, Hoa lạc tam đồ thuộc phần một, Vương hoa nhập mộng của bộ tiểu thuyết Song-sinh bạch hạc thần mộc là chuyến hành trình đến địa phủ của Tám, gặp gỡ người bạn đồng hành Sùng Nguyệt, lần hồi thu thập từng quỷ hồn, thanh tẩy những vùng đất tràn ngập oán khí cả ở địa phủ lẫn trên nhân giới, rồi dần đánh thức phần kí ức vốn ngủ quên sâu trong tiềm thức Tám.
Thì tới quyển hai, Trận pháp luân hồi, qua từng trang sách, tác giả Song Phát dần hé lộ thân phận thật sự của Tám, của Sùng Nguyệt, quá khứ về mối nhân duyên giữa hai người, về mảnh đất Phong Châu với sự bảo hộ của hai tộc Tiên Rồng, những giấc mộng đớn đau dạng dở, nạn kiếp nhân gian gánh chịu và cách người ta chấp nhận đánh đổi để hóa giải nạn kiếp này. Để độc giả nhận ra, dường như cả tập sách này đều xoay quanh sự diệt vong và ngay chính Trận pháp luân hồi được kích hoạt hay việc triệu hồi Quỷ thánh, cũng nhằm hướng đến sự diệt vong cho tất thảy.
Thật vậy, từ khi kí ức của Tám trở lại, thân phận Đế Hoa lộ diện, những bước đi của anh, cả để trốn khỏi sự truy lùng của Kim Ô đế lẫn tìm lại từng phần Quỷ thánh, đều gắn liền với hai chữ diệt vong. Sự diệt vong của thứ tình cảm thân thuộc trong lòng một kẻ từng thân thuộc, từng ngưỡng vọng anh, bỗng một ngày người ta nhận ra phía cuối chặng đường họ đi vốn chỉ dẫn đến sự tàn lụi, khiến người ta vô hình trung trở thành Chiết Tâm mà chính bản thân từng không ý thức.
Sự diệt vong của kẻ mang mệnh đế vương khiến kẻ đó đi đến bước đường trở thành để vong, vong hồn mãi lẩn khuất, tới danh tính, cũng chẳng nhớ, chỉ còn oán niệm, vẫn vấn vương. Sự diệt vong của một triều đại khiến non sông, bá tánh rơi vào vòng xoáy tai ách kéo dài, đời sống lầm than khốn cùng. Sự diệt vong của cả linh khí đất trời, khiến mặt đất, quỷ ma còn nhiều hơn cả con người, nơi nơi đều là di hận, oán thán.

Mọi thứ vốn đã tàn lụi trước thứ tai kiếp cướp lấy để vương mệnh trước sự cuồng ngông của kẻ có sức mạnh mà thiếu đi thấu hiểu, nhân đức. Thời đại tạo dựng từ tranh cướp, từ lòng tham vô độ, từ bạo quân khắc nghiệt, số phận mỗi cá nhân trở nên bé mọn, mong manh biết bao nhiêu và thứ tình phụ tử lại càng trở nên rẻ rúng tới tận cùng. Hay chính vì lòng tham vô độ và sự rẻ rúng chính những tình cảm thiêng liêng nhất mới khiến luân hồi suy tàn, tạo điều kiện cho tai kiếp giáng xuống mà thâu trọn lấy nhân gian.
“Anh, anh có tin là trời đang hại chúng ta không?”
Bạo quân một tay che trời, tai kiếp lại trong bóng tối, để nghiệp lẫn nhân gian diệt vong bỗng như một điều tất yếu. Để lại trên trần thế, sự rực rỡ giả tạo mà thẳm sâu là oán khí rợp trời.
Nên, mang diệt vọng mà đốt rụi diệt vong đầy tất thảy đến luân hồi, dẫu có là lựa chọn cực đoan, có lẽ vẫn là phương thuốc cho chính mảnh đất vốn đã tràn ngập sầu thảm, bi thương và khiến cho những vong hồn nghĩa sĩ vương vất trên trần thế, được lần nữa tạ mình với núi sông.
Nhiễm bẩn phần hồn thanh khiết nhất, dẫn độ Quỷ Thánh trở lại nhân gian, tìm sự sống ngay trong tàn lụi để ươm mầm hi vọng cho tương lai.
Luân hồi
Nếu như diệt vong là sợi chỉ đỏ xuyên suốt Trận pháp luân hồi thì luân hồi chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cả bộ sách Hoa lạc tam đồ mà Trận pháp luân hồi chính là cuốn hai của bộ sách này.
Nhưng nếu ở bộ một yếu tố đó hiện hình ở ngay dưới địa phủ nơi những con người đang đợi chờ tiến vào vòng luân hồi để lần nữa quay lại dương thế, ở những vong hồn và oán hồn đã không thể luân hồi được nữa; và hiện hình ngay nơi trần thế, khi oán hồn vấn vương mảnh đất mang nặng di nguyện của nó, khiến nó không xuống địa phủ, cũng chẳng thể siêu sinh. Thì sang bộ hai Trận pháp luân hồi, yếu tố luân hồi kia gắn với những cá nhân, con người, thậm chí là triều đại giai đoạn cụ thể hơn. Khi mà triều đại Tây Sơn diệt vong vị vua trẻ trở thành để vong đã không thể về miền miền đất phong vốn thuộc về anh ở dưới địa phủ, cũng không thể độ kiếp tới một kiếp sống khác. Cả những binh lính, nghĩa sĩ của một thời đại oai hùng vì nghiệp lớn chưa thành, vì thân xác bị đày đọa, hồn linh cũng trở thành vong hồn, vất vưởng không thể siêu sinh.
Trước thực tại đó, vị Đế Hoa pháp lực thâm sâu, Cổ Thụ Ngàn Năm ở Bạch Hạc, sẵn sàng đấy thiên địa diệt vong, tiễn tất cả vào luân hồi để thế gian có thể tái sinh.
Luân hồi vốn là quy luật tất yếu của đất trời vậy mà trong tiểu thuyết Trận pháp luân hồi nói riêng bộ sách Song sinh bạch hạc thần mộc nói chung luân hồi đó lại chứa đựng những điều bất thường đầy đớn đau.
Bởi có những cá nhân không những không thể luân hồi chuyển kiếp, mãi vất vưởng dương thế mà qua thời gian đằng đẵng hàng trăm, hàng nghìn năm, họ còn đã lãng quên đi chính bản thân. Nhân dạng không còn, định danh không còn, thứ còn lại chỉ là oán niệm với núi sông cũng chẳng còn toàn vẹn. Thậm chí có những cá thể hồn phách bị đánh tan đến mức chưa cả kịp nhận thức cuộc sống chưa cả kịp nhận ra bản thân là một tồn tại giữa đất trời.
Mà sinh mệnh, trở thành vong hồn vương vất đất trời, bất kể là thường dân hay nghĩa dũng binh, là người theo đạo thánh hiền hay là bậc vương để… cũng đều đắng cay, chua xót. Luân hồi suy tàn để lại mệnh để vong, những vong linh trong lòng đất trời sớm đã cạn khô linh khí và thứ tai kiếp đày đọa nhân gian. Nên xét theo một nghĩa nào đó cả vị vua trẻ cuối triều Tây. Sơn vốn mang mệnh Đế Vương hay là Sơ Ánh bị cưỡng bức để mang được mệnh Đế Vương, cuối cùng hai đều chẳng thể tiến vào luân hồi. Bản thân họ cũng đều là nạn nhân của sự đố kỵ, tham vọng để quyền của kẻ nắm trong tay sức mạnh.
Không thể tiến vào luân hồi theo quy luật tự nhiên vốn đã dị thường mà cưỡng ép-luân hồi qua việc kích hoạt Trận Pháp Luân Hồi giáng xuống nhân gian lại càng thêm bất thường hơn nữa. Bởi Trận Pháp Luân Hồi hay triệu hồi Quỷ Thánh không chỉ thay đổi mệnh Đế vương mà còn đi liền với sự diệt vong đưa mọi thứ về cát bụi. Đơn thuần chỉ là tuyệt tình hay sự quyết tuyệt đó xuất phát từ chính cái tâm đớn đau của kẻ mang thiên mệnh mà bị cướp lấy tiên cơ, chẳng thể bảo hộ cho nhân giới, càng chẳng thể bảo hộ cho những người hắn thương yêu?
Nên dẫu là luân hồi theo nghĩa cụ thể gắn liền với một dạng trận pháp Đế Hoa thi triển trên Kim Ô thần cung trên chính bản thân anh rũ bỏ cả nhân dạng ý thức lẫn mối dây liên hệ với trần thế hay luân hồi theo nghĩa rộng là sự luân hồi của đất trời thì trong tiểu thuyết Trận pháp luân hồi, trong cả bộ sách Song sinh bạch hạc thần mộc, luân hồi đều có ý nghĩa đặc biệt, vừa bi thương mà cũng vừa bi tráng. Nơi đó gửi trọn khát vọng của kẻ gánh trách nhiệm và vương nghiệp trên vai, đưa linh khí trở lại mảnh đất Tiên Rồng vốn đang ngập tràn oán thán của những bi kịch không thoát.
Tái sinh
“Quỷ Thánh xuất thế, vạn quỷ thét gào.”
“Trời đất luân hồi nhân quả nghiệp báo.”
Diệt vong rồi tái sinh, cũng vốn là quy luật tất yếu trong trời đất Quả thực, dưới sự cai trị hà khắc của Kim Ô đế, thông qua sự hèn mạt trước kẻ mạnh ngoại bang mà khắc nghiệt, tàn độc với chính đồng loại mang cùng dòng máu của thứ tai kiếp mượn xác cướp để mệnh, đất trời nhân gian lần hồi cũng đã đi tới buổi diệt vọng. Và sự diệt vong từ sự xuất hiện của Quỷ Thánh, chỉ là lời cáo chung cho một thời cuộc tăm tối tạo nên oán nghiệp chất chồng.
Quỷ Thánh xuất thế, Cổ Thụ Ngàn Năm ở Bạch Hạc tự đốt cháy sinh mệnh, thu lấy những oán quỷ lưu lạc trên trần thế, để giáng lại nghiệp báo lên những kẻ gieo rắc tai ương. Âu cũng là sự tất yếu của đất trời.
“Chết rồi sống lại mới có thể hưởng thành quả viên mãn.”
Như nhân giới, cả như thần giới trải qua tai kiếp diệt vong mới có thể tái sinh từ tro tàn; đó chẳng phải là vận mệnh của riêng bất kì ai. Và phải chăng linh khí Phong Châu vốn chưa từng khô cạn. Linh khí chỉ đợi người có để nghiệp thật sự xuất thế mà lần nữa trở dậy, bảo hộ vùng Phong Châu màu mỡ. Hay chăng tai kiếp kia vốn cũng là điều tất yếu đất trời tạo ra để thử thách mảnh đất hào kiệt, để chứng minh rằng mảnh đất ấy, thực sự xứng với sự bảo hộ của hai tộc Tiên Rồng?
Và có lẽ, diễn giải diệt vong luân hồi, tái sinh xoay quanh sự tàn lụi của nhà Tây Sơn, sự phản trắc của Nguyễn Ánh tới từ thứ tai kiếp không rõ danh tính sản sinh trong cảnh luân hồi lụi tàn, cũng là ánh nhìn nhân đạo của tác giả Song Phát trước những con người vốn đã thuộc về kim cổ? Mà xây dựng Song sinh bạch hạc thần mộc nói chung Trận pháp luân hồi nói riêng quyện hòa giữa chính sử và huyền ảo, qua từng vùng đất để tới từng cá nhân con người cụ thể, chẳng phải cũng vốn là ánh nhìn nhân đạo của tác giả đó sao. Ánh nhìn nhân đạo khi dõi về lịch sử và ánh nhìn nhân đạo, khi viết về thời không đã qua với lòng ngưỡng vọng và tự hào của một con người buổi đương thời.
“Mặt trời soi tỏ muôn vạn chúng sinh.”
Nhưng đó không còn là thứ mặt trời thiêu đốt vạn vật, đó là ánh dương rực rỡ hé mở bình minh trên “đất tổ từ nay độc lập, tươi sáng muôn đời.” Cũng là ảnh dương soi lối cho Đế Hoa gặp lại Dạ Vũ Lai Hương, Song sinh bạch hạc thần mộc lần nữa tái hợp.
Nội dung: Tổng hợp và review bởi DIMI BOOK
Hình ảnh: Internet
(*) Bản quyền bài viết thuộc về DIMI BOOK. Vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ “dimibook.com” khi chia sẻ hoặc trích dẫn trên các nền tảng khác.
Bạn đang có ý định xuất bản cuốn sách
Chúc mừng bạn đã đi bước đầu tiên trong hành trình sở hữu quyển sách của riêng bạn
DIMI Book sẽ giúp bạn biến ý tưởng thành cuốn cách cầm trên tay. Để ý tưởng không chỉ còn là ý nghĩ trong đầu DIMI Book sẽ đồng hành cùng bạn cho tới khi bạn cầm sách trong tay.