Xuất bản sách không chỉ đơn giản là hoàn thiện bản thảo và gửi đi in. Để một cuốn sách đến tay độc giả, tác giả cần hiểu rõ về quy trình kiểm duyệt nội dung và các tiêu chí mà bản thảo phải đáp ứng. Điều này giúp tác giả chuẩn bị tốt hơn, tránh những trở ngại không đáng có trong quy trình xuất bản sách.

Các hình thức xuất bản sách phổ biến tại Việt Nam

Hiện nay, có hai hình thức xuất bản sách chính: tự xuất bản và hợp tác với nhà xuất bản. Mỗi hình thức có ưu, nhược điểm riêng và phù hợp với từng đối tượng tác giả khác nhau.

1. Tự xuất bản

Tự xuất bản sách giúp tác giả kiểm soát hoàn toàn nội dung và lợi nhuận từ việc bán sách. Tuy nhiên, tác giả sẽ phải tự lo liệu mọi khâu từ biên tập, thiết kế bìa, in ấn đến việc xin giấy phép xuất bản.

Nhà xuất bản sẽ tham gia vào bước kiểm duyệt nội dung và cấp phép xuất bản. Quá trình này có thể kéo dài, đặc biệt nếu tác giả chưa quen với các thủ tục xuất bản. Để tối ưu thời gian và công sức, tác giả có thể hợp tác với các đơn vị tư vấn xuất bản và chuyên thực hiện các dịch vụ xuất bản sách trọn gói (từ viết chấp bút, biên tập, thiết kế, giấy phép, in ấn, phát hành và truyền thông) như DIMI Book.

2. Bán bản quyền sách

Với hình thức này, sách được phát hành rộng rãi qua các hệ thống phân phối lớn hoặc các trang thương mại điện tử, giúp tác giả tiếp cận độc giả dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, chi phí xuất bản theo hình thức này khá cao. Ngoài ra, các nhà xuất bản thường ưu tiên những tác giả đã có tên tuổi hoặc sách có tiềm năng bán chạy, khiến thời gian đưa sách ra thị trường có thể kéo dài.

Đọc thêm bài: Tự xuất bản sách hay bán bản quyền sách từ Co-Founder DIMI Book – Hạnh Nguyễn 

Quy trình kiểm duyệt nội dung của nhà xuất bản

Dù lựa chọn hình thức xuất bản nào, tác giả cũng phải trải qua quy trình kiểm duyệt nội dung nghiêm ngặt của nhà xuất bản nhằm đảm bảo sách đáp ứng các tiêu chuẩn về pháp lý và chất lượng. 

Bước 1- Hoàn thiện bản thảo và gửi cho nhà xuất bản

Sau khi biên tập, chỉnh sửa hoàn chỉnh, tác phẩm sẽ được thiết kế bìa, dàn trang, minh họa, tạo thành bản ebook hoàn chỉnh. Một số nhà xuất bản chỉ nhận bản cứng (bản in giấy), trong khi một số khác có thể nhận file mềm. Vì vậy, tác giả cần gửi bản thảo đã hoàn thiện đầy đủ bìa và thiết kế để đảm bảo quá trình kiểm duyệt diễn ra thuận lợi.

Bước 2 – Nhà xuất bản thẩm định nội dung

Sau khi tiếp nhận bản thảo, biên tập viên của Nhà xuất bản sẽ đọc và đánh giá nội dung (thường mất khoảng 1 tuần). Họ sẽ yêu cầu chỉnh sửa những nội dung còn lỗi chính tả, lỗi morat, hoặc các từ ngữ gây tranh cãi, đảm bảo tuân thủ quy định của Luật Xuất bản. Bước này giúp kiểm duyệt lần cuối để tránh những sai sót ảnh hưởng đến quá trình cấp phép.

Bước 3 – Chỉnh sửa và hoàn thiện bản thảo

Sau khi nhận phản hồi từ Nhà xuất bản, bạn sẽ điều chỉnh nội dung theo yêu cầu. Bản thảo chỉnh sửa lại sẽ bao gồm cả trang xi nhê (thông tin xuất bản như: Nhà xuất bản, biên tập viên, trình bày, thiết kế, thông số in ấn,…) và được gửi lại Nhà xuất bản để xét duyệt lần cuối.

Bước 4 – Ký hợp đồng liên kết xuất bản

Sau khi bản thảo được duyệt, hợp đồng liên kết xuất bản sẽ được ký kết. Đồng thời, quyết định xuất bản sẽ được cấp để hợp pháp hóa việc in ấn. Nhà xuất bản cũng sẽ đóng dấu giáp lai lên bản thảo và gửi đến đơn vị in để đảm bảo không có sự thay đổi nội dung trong quá trình in ấn.

Bước 5 – In ấn sách

Sau khi có giấy phép xuất bản, tác giả sẽ làm việc với đơn vị in ấn để tiến hành in sách. Thời gian in ấn thường kéo dài từ 10-15 ngày tùy vào số lượng và yêu cầu kỹ thuật của tác phẩm.

Bước 6 – Nộp lưu chiểu sách

Sau khi sách được in, 15-20 cuốn sách sẽ được nộp lưu chiểu tại Nhà xuất bản để gửi đến Thư viện Quốc gia và các cơ quan liên quan. Đây là thủ tục bắt buộc trong quy trình xuất bản.

Bước 7 – Cấp giấy phép phát hành

Sau khi nộp lưu chiểu và chờ xét duyệt trong vòng 10 ngày, Nhà xuất bản sẽ cấp giấy phép phát hành ấn phẩm. Đây là giấy phép quan trọng, cho phép tác giả phát hành sách hợp pháp trên toàn quốc.

Lưu ý quan trọng

  • Mỗi Nhà xuất bản có thể có quy trình kiểm duyệt khác nhau. Nhưng về cơ bản sẽ trải qua các bước trên.
  • Thời gian cấp phép có thể kéo dài từ 3 – 6 tuần. Vì vậy nếu tác giả có kế hoạch ra mắt sách vào một thời điểm nhất định, hãy chuẩn bị sớm để tránh chậm trễ.
  • Nếu bản thảo không đáp ứng các yêu cầu của Luật Xuất bản, Nhà xuất bản có quyền từ chối cấp phép hoặc yêu cầu chỉnh sửa lại nội dung.

Tiêu chí kiểm duyệt nội dung sách

Trong quá trình kiểm duyệt, bản thảo sẽ được đánh giá dựa trên các tiêu chí quan trọng nhằm đảm bảo sách đáp ứng đầy đủ yêu cầu pháp lý, đạo đức và chất lượng nội dung. Có những bản thảo đã bị DIMI Book từ chối vì vi phạm quy định, chẳng hạn như đưa thông tin sai sự thật về lịch sử, chính trị, sử dụng ngôn từ kích động, hoặc thuần về tâm linh, huyền bí không có cơ sở khoa học.

1. Tuân thủ pháp luật và đạo đức xã hội

Nội dung sách phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và không vi phạm các chuẩn mực đạo đức xã hội, chẳng hạn như:

  • Không vi phạm pháp luật: Sách không được chứa nội dung phản động, kích động bạo lực, phân biệt đối xử hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân, tổ chức.
  • Không trái với đạo đức xã hội: Bản thảo không được đi ngược lại thuần phong mỹ tục, không cổ súy hành vi phi đạo đức hoặc có nội dung gây ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng.
  • Bảo vệ an ninh quốc gia: Nội dung sách không được tiết lộ bí mật quốc gia, không kích động chiến tranh hay có yếu tố gây ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng.
  • Không tuyên truyền mê tín dị đoan, nội dung kích động hoặc vi phạm quy định của Luật xuất bản.

Đọc thêm bài viết: Các chủ đề được phép/bị cấm xuất bản là gì?

2. Đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ

Nhà xuất bản chỉ chấp nhận những tác phẩm mà tác giả có quyền sở hữu hợp pháp, không vi phạm bản quyền. Các yêu cầu bao gồm:

  • Chứng minh quyền sở hữu: Tác giả phải đảm bảo nội dung là do mình sáng tạo hoặc có quyền sử dụng hợp pháp (ví dụ: đã mua bản quyền hoặc có sự cho phép từ chủ sở hữu gốc). Nếu có tham khảo nguồn, chỉ trích dẫn tối đa 10% nội dung và dẫn nguồn từ các tài liệu chính thống như sách đã xuất bản, website của tổ chức/cơ quan uy tín.
  • Cung cấp giấy tờ hợp lệ: Nhà xuất bản có thể yêu cầu tác giả cung cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, hợp đồng chuyển nhượng bản quyền hoặc giấy cam kết bản quyền để xác nhận quyền sở hữu.

3. Phù hợp với định hướng của nhà xuất bản

Mỗi nhà xuất bản có tôn chỉ, mục đích và phong cách riêng. Do đó ngoài việc đáp ứng các yêu cầu pháp lý, bản thảo cũng cần phù hợp với định hướng xuất bản của đơn vị đó. Nếu tác phẩm không đáp ứng tiêu chí này, rất có thể sẽ bị từ chối cấp phép, gây mất nhiều thời gian cho tác giả. Vì vậy, trước khi gửi bản thảo, tác giả nên tìm hiểu kỹ về nhà xuất bản phù hợp với nội dung sách của mình.

Tóm lại

Quy trình kiểm duyệt nội dung là một bước quan trọng trong quá trình xuất bản sách. Việc hiểu rõ các tiêu chí kiểm duyệt giúp tác giả chuẩn bị tốt hơn, tránh những sai sót không đáng có và tăng cơ hội xuất bản thành công.

Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp xuất bản chuyên nghiệp và toàn diện, DIMI Book sẽ là lựa chọn lý tưởng. Với dịch vụ hỗ trợ từ A-Z, DIMI Book giúp bạn tối ưu quy trình xuất bản – từ thiết kế, chỉnh sửa bản thảo đến xin giấy phép và phân phối sách. Bạn chỉ cần tập trung hoàn thành bản thảo, mọi công đoạn còn lại hãy để DIMI Book lo!


Nội dung: Tổng hợp và review bởi DIMI BOOK
(*) Bản quyền bài viết thuộc về DIMI BOOK. Vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ “dimibook.com” khi chia sẻ hoặc trích dẫn trên các nền tảng khác.

Bạn đang có ý định xuất bản cuốn sách

Chúc mừng bạn đã đi bước đầu tiên trong hành trình sở hữu quyển sách của riêng bạn

DIMI Book sẽ giúp bạn biến ý tưởng thành cuốn cách cầm trên tay. Để ý tưởng không chỉ còn là ý nghĩ trong đầu DIMI Book sẽ đồng hành cùng bạn cho tới khi bạn cầm sách trong tay.

 
TÌM HIỂU THÊM
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
ZaloGọi điệnFacebook