Bắt nguồn từ Hy Lạp cổ đại, Chủ nghĩa Khắc kỷ là một trường phái sống hướng về tập trung phát triển nội tâm để hạnh phúc. Cho tới nay, triết lý này ngày càng được nhiều người quan tâm như một cách để sống một cuộc sống có ý nghĩa và an yên, trong đó có rất nhiều độc giả Việt Nam.

“Chưa bao giờ tôi thấy cách trình bày Chủ nghĩa Khắc kỷ một cách thú vị, đồng cảm và uyển chuyển đến vậy như Irvine trình bày cho chúng ta ở đây. Dù không phải là người theo đạo Cơ đốc, ngay cả về khía cạnh nhạy cảm, nhưng những người theo chủ nghĩa Khắc kỷ lại rất khôn ngoan trong cách sống, một đức tính tốt mà Irvine bộc lộ, và sau đó mang đến đây, với sự phô trương và sự nhạy bén tuyệt vời.” – tác giả Phyllis Tickle

Bạn sẽ nhận ra rằng, những người càng am hiểu về một chủ đề nào đó, bằng sự linh hoạt của ngôn ngữ, họ có thể dễ dàng lý giải chủ đề đó một cách vô cùng dễ hiểu và thực tế cho độc giả đại chúng, người có thể chưa bao giờ “đụng” tới triết học. Giống như lời bình của tác giả Phyllis Tickle, cuốn sách “Chủ nghĩa Khắc kỷ” của tác giả William B.Irvine sẽ cho bạn thấy điều này.

Đôi nét về Chủ nghĩa Khắc kỷ

Chủ nghĩa Khắc kỷ (tiếng Hy Lạp: Στωικισμός) là một trường phái thuần học Hy Lạp cổ đại được sáng lập bởi Zeno xứ Citium vào đầu thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên tại Athens. Triết lý này tập trung vào việc phát triển lòng tự chủ và sự bình tĩnh nội tâm để đạt được hạnh phúc và sự thanh thản.

Đôi nét về Chủ nghĩa Khắc kỷ

Cốt lõi của chủ nghĩa Khắc kỷ là niềm tin rằng những gì nằm ngoài tầm kiểm soát của con người không đáng để lo lắng. Thay vào đó, con người nên tập trung vào những gì họ có thể kiểm soát, đó là suy nghĩ và hành động của chính mình. Bằng cách chấp nhận những gì không thể thay đổi và tập trung vào những gì có thể, con người có thể đạt được sự bình an nội tâm trong hạnh phúc thực sự.

Giới thiệu tác giả William B.Irvine

William B.Irvine là một giáo sư triết học tại trường Đại học Wright State – bang Ohio, Mỹ. Ông đã dành rất nhiều năm nghiên cứu về triết học Khắc kỷ, góp phần quan trọng vào việc phổ biến và ứng dụng những giá trị cốt lõi của trường phái này trong đời sống hiện đại.

Giáo sư triết học William B.Irvine
Giáo sư triết học William B.Irvine

Irvine đã xuất bản nhiều đầu sách bán chạy về Khắc kỷ, tiêu biểu là “Chủ nghĩa Khắc kỷ“, “Bàn về ham muốn”, “Thực hành Khắc kỷ”. Những tác phẩm này trình bày triết lý Khắc kỷ một cách dễ hiểu, gần gũi, giúp cho độc giả từ mọi tầng lớp có thể tiếp cận và áp dụng những bài học quý giá này vào cuộc sống của họ.

Irvine khéo léo kết nối Chủ nghĩa Khắc kỷ với những vấn đề mà con người hiện đại thường gặp phải như lo âu, căng thẳng, mất mát và khó khăn trong các mối quan hệ. Ông cho thấy rằng những bài học của Khắc kỷ có thể giúp ta giải quyết những vấn đề này một cách hiệu quả và xây dựng một cuộc sống ý nghĩa hơn.

Giới thiệu tác phẩm “Chủ nghĩa Khắc kỷ – Phong cách sống bản lĩnh và bình thản”

Sống theo triết lý của Chủ nghĩa Khắc kỷ, ta sẽ dần khám phá và trân trọng những điều tuyệt vời mà cuộc sống mang lại.

Xuất bản năm 2018, “Chủ nghĩa Khắc kỷPhong cách sống bản lĩnh và bình thản” (tác giả William B. Irvine) nhanh chóng trở thành một hiện tượng xuất bản với hơn 1 triệu bản được bán ra trên toàn thế giới. Cuốn sách thu hút sự chú ý của đông đảo độc giả bởi nội dung sâu sắc, dễ hiểu, và những lời khuyên thiết thực giúp áp dụng triết lý Khắc kỷ vào cuộc sống hiện đại.

Chủ nghĩa Khắc kỷ - Phong cách sống bản lĩnh và bình thản

Trên Goodreads, “Chủ nghĩa Khắc kỷPhong cách sống bản lĩnh và bình thản” nhận được 4.2/5 sao từ hơn 14.000 đánh giá, đồng thời lọt vào danh sách “Sách hay nhất năm 2018” của nhiều tờ báo uy tín như The Washington Post, The Guardian, và The New York Times.

Tại Việt Nam, cuốn sách tâm lý – kỹ năng này cũng vô cùng nổi tiếng với tất cả những ai đang theo trường phái Khắc kỷ. Mặc dù cuốn sách viết theo lối Triết học nhưng ngôn từ rất dễ hiểu và gần gũi của nó giúp cho chủ đề này được cộng đồng tìm hiểu và quan tâm nhiều hơn. Kể cả những người chưa từng tiếp xúc khái niệm này cũng có thể đọc được.

Nếu đã từng có suy nghĩ “Tôi không biết tôi có mong muốn, mục đích gì từ cuộc sống?”, vậy cũng hãy thử nghiền ngẫm quyển sách. Trong vô vàn những triết lý sống này, nếu bạn cần một triết lý đánh giá những điều mà bạn muốn, quyết định cá nhân thì “Chủ nghĩa Khắc kỷPhong cách sống bản lĩnh và bình thản” chính là một gợi ý tuyệt vời dành cho bạn.

Nội dung chính sách “Chủ nghĩa Khắc kỷ”

Cuốn sách là kim chỉ nam giúp mọi người theo trường phái Khắc Kỷ có cái nhìn cụ thể hơn để thực hành lối sống này. Tác giả đã đề cập đến các tình huống cảm xúc mà con người sẽ gặp phải trong cuộc sống như giận dữ, mất kiểm sát, xúc phạm, đau buồn…hay những gì liên quan đến số mệnh, cái chết, bổn phận,… Nó bao hàm tổng hợp rất nhiều yếu tố có tác động lớn lao tới đời sống con người.

Sẽ không ai biết được chuyện tương lai như thế nào, cũng không ai biết được chuyện ngày hôm nay có tác động thực sự như nào cho ngày mai. Đôi khi, những gì chúng ta suy nghĩ, tưởng tượng lại chưa chắc quyết định được chuyện tương la. Chỉ có bánh xe vận mệnh vẫn đang quay cuồng điên đảo qua năm tháng. Muốn tóm được bánh xe vận mệnh ấy, chí có cách là tin vào những triết lý sống của bản thân. Đó là những gì mà cuốn sách muốn truyền tải. 

Làm chủ bản thân trong hành động, suy nghĩ, cảm xúc

Nội dung sách “Chủ nghĩa Khắc kỷ” được chia thành 4 phần:

  • Phần 1: Sự hình thành của chủ nghĩa Khắc kỷ giới lịch sử của chủ nghĩa Khắc kỷ và những nhân vật chính trong lành này.
  • Phần 2: Các kỹ thuật tâm lý của chủ nghĩa Khắc kỷ trình bày các kỹ thuật cụ thể mà những người theo chủ nghĩa Khắc kỷ sử ng để đạt được sự bình tĩnh nội tâm và hạnh phúc.
  • Phần 3: Lời khuyên của các nhà khắc kỷ chia sẻ những lời khuyên thực tế của các nhà sữa chữa khắc nổi tiếng như Seneca, Epictetus và Marcus Aurel ius.
  • Phần 4: Chủ nghĩa Khắc kỷ trong cuộc sống hiện đại thảo luận về cách áp dụng dưỡng lý Khắc kỷ vào cuộc sống hiện đại.

Có một trích dẫn hay trong cuốn sách thế này: “Nhưng tại sao có một triết lý sống lại quan trọng? Vì nếu không có nó, bạn sẽ có nguy cơ sống lầm lạc – bất kể bạn đã làm gì, bất kể mọi niềm vui   thú mà bạn đã thụ hưởng lúc sinh thời, chung quy bạn vẫn sẽ sống một cuộc đời tồi tệ.” 

Khi đã đánh mất thứ gì đó, ta mới chịu nhìn lại bản thân mình. Có những lúc ta vô tâm với quá khứ, bỏ phí đi nhiều cơ hội, đánh mất bản thân và những mối quan hệ quan trọng. Lại một vòng luẩn quẩn là đầu óc rối tung, mất cân bằng cuộc sống. Hãy luôn thấy thoả mãn với mọi việc, để cuộc sống trở lên cân bằng hơn.

Một số câu nói sâu sắc từ Chủ nghĩa Khắc kỷ

  1. “Điều duy nhất chúng ta kiểm soát được là phản ứng của bản thân trước mọi sự việc.” (Epictetus)
  2. “Hãy sống như thể ngày mai là ngày cuối cùng của bạn.” (Marcus Aurelius)
  3. “Hạnh phúc không nằm ở việc đạt được những gì bạn muốn, mà nằm ở việc muốn những gì bạn có.” (Epicurus)
  4. “Nỗi đau là một phần không thể thiếu của cuộc sống. Hãy đối mặt với nó một cách dũng cảm.” (Seneca)
  5. “Thay vì hỏi ‘Tại sao điều này lại xảy ra với tôi?’, hãy hỏi ‘Tôi có thể học được gì từ điều này?'” (Epictetus)
  6. “Đừng để những gì bạn không thể có làm hỏng những gì bạn đã có.” (Marcus Aurelius)
  7. “Hạnh phúc không phải là đích đến, mà là một hành trình.” (Vítor Hugo)
  8. “Chúng ta không sợ cái chết, mà sợ ý nghĩ về cái chết.” (Marcus Aurelius)
  9. “Tất cả mọi thứ đều thay đổi. Hãy thay đổi theo.” (Heraclitus)
  10. “Điều quan trọng nhất không phải là những gì xảy ra với bạn, mà là cách bạn phản ứng trước những gì xảy ra.” (Epictetus)

3 bài học kinh nghiệm từ sách Chủ nghĩa Khắc kỷ

Nội dung của sách Chủ nghĩa Khắc kỷ mang đến cho ta rất nhiều bài học quý báu. Dưới đây là 3 bài học kinh nghiệm từ sách mang lại:

Hãy học cách chấp nhận với mọi thứ

Xét một ví dụ nho nhỏ, có một anh chàng sắp tham gia giải bóng đá của tỉnh. Anh rất tự tin với chiến thắng lần này, bởi đã có một quá trình rèn luyện khắc khổ, chăm chỉ và nghiêm túc. Ngoài ra, anh cũng vừa thắng một giải nhỏ hơn. Tuy vậy, kết quả chung cuộc là thất bại. Anh rất buồn bã suy nghĩ: “Giá như mình ôn luyện chăm chỉ hơn nữa thì kết quả có lẽ đã tốt hơn.”

3 bài học kinh nghiệm từ sách Chủ nghĩa Khắc kỷ

Nếu đã đọc Chủ nghĩa Khắc kỷ, chúng ta sẽ thấy rằng, cuộc sống đơn giản hơn khi có những mục tiêu đơn giản, cụ thể hơn. Thay vì mục tiêu là chiến thắng chung cuộc, hãy đặt mục tiêu là chiến thắng chính bản thân mình trong trận đấu. Như vậy, mọi nỗ lực tự khắc được công nhận, mọi thành quả chúng ta gặt hái được nghiễm nhiên chính là công sức của bản thân mình.

Học cách chấp nhận không có nghĩa là buông bỏ, buông xuôi mục tiêu và công việc đang thực hiện. Chấp nhận là sự “lương thiện” giúp chúng ta không bị quá áp lực các vấn đề cuộc sống mà ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và kìm hãm sự phát triển đáng có. Khi kiểm soát được lý trí, chấp nhận được thực tại, bạn sẽ trút bỏ được đi những mối lo lắng không cần thiết.

Quá khứ và tương lai – Nhìn lên chứ đừng nhìn lại

Có người nói: “Quá khứ thế này thì tương lai cũng không thay đổi được gì nhiều. Số trời đã định rồi nên có cố cũng không thể thay đổi tương lai.”

Có lẽ chúng ta đã quá quen thuộc với nhiều ý kiến như trên. Đây không phải là chấp nhận, mà là cam chịu số phận và sợ hãi khi nghĩ đến việc vượt ra khỏi vùng an toàn của mình. Lúc này, chúng ta thực sự hành động, từng bước nhỏ hiện tại, tương lai ắt hẳn sẽ thay đổi tốt đẹp hơn.

Chính vì quá khứ không thể thay đổi, cho nên đừng nhìn lại quá khứ. Dẫu biết là vẫn sẽ còn những chuyện đau đáu, nhưng nếu cứ bất mãn về quá khứ như vậy, ta sẽ để phí hoài rất nhiều khoảng thời gian dành cho việc suy nghĩ. Không ai cấm cản chúng ta ao ước cuộc đời mình sáng lạn hơn, hãy mở cửa tư duy và khám phá khái niệm mới này nhé!

Làm chủ bản thân trong hành động, suy nghĩ, cảm xúc

Cuộc sống vốn đầy rẫy những cám dỗ mà chính chúng ta có thể phạm phải lúc nào không hay. Cờ bạc, thuốc lá, chất kích thích…tất cả đều làm cuộc sống bị trì trệ bởi những mất mát về sức khỏe lẫn tài chính.

Chủ nghĩa Khắc kỷ, một triết lý sống đề cao sự lý trí và kỷ luật, đã đề cao tầm quan trọng của việc kiểm soát bản thân. Bằng cách áp dụng những nguyên tắc của Chủ nghĩa Khắc kỷ, chúng ta có thể rèn luyện ý chí, vượt qua những khó khăn, thử thách và đạt được những mục tiêu cao đẹp trong cuộc sống.

Chủ Nghĩa Khắc Kỷ - Phong Cách Sống Bản Lĩnh Và Bình Thản (Tái Bản)

Thứ nhất, khi đã vượt qua những cảm xúc vui sướng từ những thú vui bên ngoài, thì tương lai lại càng trở nên rộng mở hơn bao giờ hết. Tiết chế không có nghĩa là chịu khổ, chỉ có khoái lạc ở thời điểm này mới làm chúng ta khổ về sau. 

Thứ hai, sự chịu đựng và giới hạn của bản thân sẽ được khai phá và ngày càng thăng cấp. Từ những điều nhỏ bé ấy, thì sau này khi có nhiều chuyện xảy ra hơn, ta chỉ coi đó như một “phép thử” của cuộc sống. Sự can đảm từ ngày này qua ngày khác, vô tình tiếp sức cho chúng ta vượt qua mọi thử thách.

Thứ ba, chúng ta sẽ biết trân trọng hơn những gì mình đang có. Khi trải qua những việc không thoải mái, tự khắc sẽ cảm thấy vui vẻ hơn về tất cả mọi thứ của bản thân.

Nhiều người lầm tưởng rằng Khắc kỷ (Stoicism) là một triết lý đề cao sự chịu đựng, ép buộc bản thân sống khổ hạnh để rèn luyện ý chí. Tuy nhiên, khắc kỷ thực chất là một triết lý sống hướng đến sự bình an, hạnh phúc và tự do nội tâm. Đây chính là giá trị của Chủ nghĩa Khắc kỷ – Khắc kỷ không khắc khổ.

Xem thêm:

Trong cuồng quay phát triển chóng mặt của xã hội hiện đại, còn người hàng ngày phải đối mặt với nhiều áp lực cuộc sống. Việc tìm hiểu thực hành theo cuốn sách “Chủ nghĩa Khắc kỷ” mang đến nhiều lợi ích thiết thực, giúp ta biết cách tư duy, sắp xếp mục tiêu, thực hiện từng bước để có sống một cuộc sống bình thản và hạnh phúc hơn.


Thưởng thức trọn vẹn tác phẩm qua đường link mua sách phía dưới để ủng hộ DIMI BOOK tiếp tục tạo ra những nội dung chất lượng và phong phú nhé! Chân thành cảm ơn Quý độc giả đã yêu mến!

Nội dung: Tổng hợp và review bởi DIMI BOOK
(*) Bản quyền bài viết thuộc về DIMI BOOK. Vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ “dimibook.com” khi chia sẻ hoặc trích dẫn trên các nền tảng khác.

Xem sách chi tiết Chủ Nghĩa Khắc Kỷ - Phong Cách Sống Bản Lĩnh Và Bình Thản (Tái Bản) tại đây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ZaloGọi điệnFacebook