Với tựa đề đầy bí ẩn, tác phẩm “Tiếng thét câm lặng” được xuất bản lần đầu vào năm 1967 và là 1 trong 5 tựa sách được Uỷ ban Văn học của Viện Hàn Lâm Thụy Điển trích dẫn khi trao giải thưởng văn học Nobel 1994 cho Oe Kenzaburo. Cuốn sách đã lấy đi biết bao nhiêu giọt nước mắt, sự đồng cảm của nhiều thế hệ độc giả. Vậy điều gì đã làm nên sự thành công vang dội của tác phẩm này?

Oe Kenzaburo – Bậc thầy khắc hoạ cảm xúc

Oe Kenzaburo, sinh ngày 31 tháng 1 năm 1935 tại một ngôi làng ở tỉnh Ehime, Shikoku, Nhật Bản, trong một gia đình có bảy người con. Cha ông là một địa chủ vô cùng nổi tiếng và đã chết đuối trong chiến tranh Thái Bình Dương, lúc ông lên 9 tuổi.

Từ năm 18 tuổi, ông học văn học Pháp ở Đại học Tokyo, viết luận văn tốt nghiệp về tác phẩm của Jean-Paul Sartre. Tại Đại học Tokyo, Oe học ngành văn học Pháp hiện đại, nhưng suốt đời mình, ông lại chịu nhiều ảnh hưởng của văn học Mỹ cũng như châu Âu với sự tôn kính đặc biệt dành cho W.B. 

Oe Kenzaburo - Bậc thầy khắc hoạ cảm xúc
Kenzaburo Oe, Japonise writer, Milan, Italy, 1935. (Photo by Leonardo Cendamo/Getty Images)

Những trải nghiệm, đời sống thực tế đã cho ông nguồn cảm hứng vô tận để tạo ra nhiều tác phẩm kinh điển. Oe Kenzaburo chính là một trong những nhân vật kiệt xuất của nền văn học Nhật Bản, là tác giả của hơn 20 tiểu thuyết và nhiều tập truyện được dịch và phát hành rộng rãi trên thế giới. Điển hình như: Một nỗi đau riêng (1964), Trận bóng năm Vạn Diên thứ nhất, Aghwee the Sky Monster (1964), Rouse Up O Young Men of the New Age (1986), A Quiet Life (1990) và Somersault (1999)… Ông đã được trao giải Nobel Văn chương năm 1994 nhờ tác phẩm “Tiếng thét câm lặng”, một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông.

Oe Kenzaburo cho biết một trong những phương pháp viết của mình là “sự lặp lại với các khác biệt”. Ông chia sẻ rằng: “Tôi bắt đầu một tác phẩm mới bằng cách thử một cách tiếp cận mới đối với tác phẩm mà tôi đã viết trước đó. Sau đó, tôi lấy bản thảo và tiếp tục trau chuốt nó, và khi tôi làm vậy, dấu vết của tác phẩm cũ biến mất, và tác phẩm mới sẽ được hiện ra.”

Trong suốt sự nghiệp của mình, ông đã khám phá trực diện các chủ đề phức tạp, gây tranh cãi như: lịch sử Nhật Bản, Thế chiến II, cuộc khủng hoảng bản sắc sau chiến tranh của đất nước. Ông tham gia nhiều hoạt động đấu tranh cho hòa bình, nhân quyền, chống vũ khí và năng lượng hạt nhân. Tác giả qua đời hồi tháng 3/2023 ở tuổi 88 do tuổi cao sức yếu.

Tiếng thét câm lặng – Câu chuyện của 100 năm nổi loạn

Nội dung của tác phẩm văn học nổi bật “Tiếng thét câm lặng” kể về những câu chuyện về vấn đề xã hội, văn hóa phức tạp xoay quanh sự thay đổi của nhóm người trẻ trở về ngôi làng quê nhỏ bé của họ sau khi trải qua nhiều năm sinh sống ở thành thị.

Cuốn sách “Tiếng thét câm lặng” với cái nhìn sâu sắc vào sự thay đổi văn hóa và xã hội của Nhật Bản

Những sự việc bất ngờ kéo đến một cách dồn dập: đứa con mới chào đời bị thiểu năng trí tuệ, vợ sa vào nghiện rượu để khỏa lấp nỗi buồn, bạn thân tự tử một cách ám ảnh, Nedokoro Mitsusaburo cùng với người em trai Takashi trở lại ngôi làng thời thơ ấu và đối mặt với bóng tối bủa vây gia đình. Cuộc sống của họ dần trở nên phức tạp và bi thảm.

“Tiếng thét câm lặng” là tác phẩm văn học Nhật Bản mô tả rõ ràng sự tương phản giữa cá nhân và xã hội, giữa cá nhân và quá khứ của họ. Nhà văn Oe Kenzaburo đã tạo ra một không gian văn hóa Nhật Bản, với những truyền thống, tín ngưỡng, trong đó nhân vật có nhiều mâu thuẫn tâm lý. Nedokoro trải qua cú sốc tinh thần: Người con mới chào đời bị thiểu năng trí tuệ, vợ buồn bã trở nên nghiện rượu, bạn thân tự tử. Ngôn từ của tác giả không chỉ là công cụ để diễn đạt câu chuyện mà còn là cách khám phá sâu cảm xúc của nhân vật và thực trạng xã hội. 

Một trong những yếu tố quan trọng của cuốn sách là việc Oe Kenzaburo dùng thể loại tự sự để khám phá tâm trạng và ý niệm về bản thân của nhân vật chính. Oe Kenzaburo sử dụng ngôn từ sắc bén để tạo nên một tác phẩm đầy ấn tượng, gợi mở về sự cô đơn, mất mát và cả hy vọng.

tiếng thét câm lặng

“Trong khi những người từng vượt qua địa ngục của riêng họ tồn tại rất vững chãi, thì tôi sẽ phải tiếp tục sống những ngày tháng mơ hồ bất định và u ám, không có chí hướng cụ thể gì ư? Không có cách nào để tôi trút bỏ được nó và rút lui vào bóng tối thư thái hơn sao? […] Ngay cả con mắt mà tôi tin rằng luôn quan sát bóng tối ngập máu bên trong đầu mình thực ra cũng chẳng đóng vai trò gì cả. Nếu chưa nắm bắt được sự thật, thì cũng có nghĩa tôi không thể tìm thấy sức mạnh ý chí để thực hiện bước cuối cùng đi tới cái chết!” – Một đoạn trích từ tác phẩm, thông điệp từ “Tiếng thét câm lặng” hẳn rất rõ ràng:

“Nhìn vào sự thật và hãy có được con đường của riêng mình. Đừng trở nên mơ hồ, hãy để cho sức mạnh ý chí lấn át nỗi sợ hãi của bản thân!”

Bài học từ “Tiếng thét câm lặng” là mỗi người đều đối mặt vô vàn khó khăn, đối diện quá khứ và tương lai, sự cô đơn, mất mát và hy vọng, nhưng đừng vì thế mà trở nên bi quan, bởi lẽ sau cơn mưa trời rồi sẽ sáng. Hãy tự chiêm nghiệm cuộc đời mình, tự khắc ắt có lối đi.

Độc giả nói gì về “Tiếng thét câm lặng

Tác phẩm đã nhận nhiều lời khen từ quý độc giả. Theo Guardian, “Tiếng thét câm lặng” được ủy ban giải thưởng Nobel coi là tác phẩm quan trọng nhất của Kenzaburo, bởi lẽ nó “cho người đọc cái nhìn về khả năng kể chuyện bậc thầy”. 

Không chỉ thế, tờ Independent nhận xét: “Nhà văn khéo léo tìm cách đưa một số chi tiết hài hước vào câu chuyện bi kịch”. Còn tác giả Kim Các Tự Yukio Mishima đánh giá là “đỉnh cao mới của tiểu thuyết Nhật Bản thời hậu chiến”.

Hình ảnh tác giả và quý độc giả giao lưu về tác phẩm “Tiếng thét câm lặng"

Bên cạnh đó, thông qua tác phẩm, độc giả đã cảm nhận rõ sự sụp đổ của những giá trị truyền thống và sự đổi mới của xã hội Nhật Bản trong thời kỳ hậu chiến tranh. Tác giả khai thác đề tài như tội ác, sự cô đơn và việc tự sát, tạo nên tác phẩm nhân văn và mang nhiều suy ngẫm.

Theo đại diện nhà xuất bản, tên sách “Tiếng thét câm lặng” chỉ sự vô hình, là biểu tượng cho cảm xúc sâu kín và nỗi đau mà con người không thể diễn tả bằng lời nói. Từ đó, tác phẩm khơi gợi cảm giác bất an và nỗi đau tiềm tàng, đồng thời mở ra việc chiêm nghiệm về ý nghĩa cuộc sống. “Tác phẩm là nỗ lực của Oe Kenzaburo trong việc gói gọn lịch sử, xã hội và chính trị Nhật Bản trong câu chuyện chặt chẽ”, đơn vị phát hành cho biết.

Sự lan tỏa rộng rãi của Tiếng thét câm lặng

“Tiếng thét câm lặng” có thể xem là một tiếng thét vô hình, là biểu tượng cho những cảm xúc sâu kín và nỗi đau không thể diễn tả bằng lời nói. Tác phẩm đã thể hiện một cái nhìn sâu sắc về sự thay đổi văn hóa và xã hội của Nhật Bản về tình bạn, tình yêu và mối quan hệ giữa con người trong thời kỳ chuyển giao văn hóa.

 “Tiếng thét câm lặng"

Xem thêm:

Nhận được sự yêu thích của nhiều độc giả, không lạ gì khi “Tiếng thét câm lặng” được mệnh danh là cuốn sách mang đến cho người đọc sự chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc sống, về điểm giao nhau giữa thực tế và huyền thoại. Nó còn được sự công nhận rộng rãi và được xem là một trong những tác phẩm nổi bật nhất của Oe Kenzaburo.


Thưởng thức trọn vẹn tác phẩm qua đường link mua sách phía dưới để ủng hộ DIMI BOOK tiếp tục tạo ra những nội dung chất lượng và phong phú nhé! Chân thành cảm ơn Quý độc giả đã yêu mến!

Nội dung: Tổng hợp và review bởi DIMI BOOK
(*) Bản quyền bài viết thuộc về DIMI BOOK. Vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ “dimibook.com” khi chia sẻ hoặc trích dẫn trên các nền tảng khác.

Xem sách chi tiết Tiếng Thét Câm Lặng tại đây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ZaloGọi điệnFacebook