“Chánh niệm” vừa là phương pháp thiền tập, vừa là cách sống tỉnh thức trọn vẹn hài hòa với trời đất. Giống như tên gọi của nó, Từ chánh niệm đến giác ngộ là cuốn cẩm nang hoàn hảo dành cho tất cả những người tu thiền. Đúc kết kinh nghiệm trên 25 năm giảng dạy Phật pháp và hướng dẫn hành thiền của Thiền sư Ajahn Brahm tại Úc và các nước Đông Nam Á. Dù bạn là người mới tập thiền, hay đã thiền tập nhiều năm nhưng vẫn chưa đạt được kết quả thì quyển sách này là lựa chọn hữu ích cho bạn.

Đôi nét về Thiền sư Ajahn Brahm 

Thiền sư Ajahn Brahm (Brahmavamso)
Thiền sư Ajahn Brahm (Brahmavamso)
(Ảnh: Wikipedia)

Thiền sư Ajahn Brahm (Brahmavamso) sinh năm 1951, tại London. Năm 16 tuổi, khi còn là học sinh trung học, sư đã tham gia nhiều khóa Thiền, đọc nhiều sách Phật giáo và tự nhận mình là phật tử. 

Sau khi tốt nghiệp ngành Vật lý lý thuyết tại Đại học Cambridge, sư đi dạy một năm rồi quyết định sang Thái Lan tìm thầy học đạo. Năm 23 tuổi, sư xuất gia và tu học 9 năm dưới sự hướng dẫn của Thiền sư Ajahn Chah, một trong những vị sư danh tiếng bậc nhất Thái Lan. 

Năm 1983, sư được hội Phật giáo Tây Úc mời về Perth (Tây Úc) để thiết lập Tu viện Bodhinyana. Bodhinyana đã trở thành tu viện Phật giáo chuyên dụng đầu tiên của dòng Thượng tọa bộ Thái Lan ở Nam Bán cầu và ngày nay là cộng đồng lớn nhất của các nhà sư Phật giáo ở Úc.

Hiện nay, Thiền sư Ajahn Brahm là nhà lãnh đạo tinh thần của Thiền viện Jhana Grove cũng như của Hội Phật Giáo Tây Úc, Hội Phật Giáo Victoria, Hội Phật Giáo Nam Úc, Hội Liên Hữu Phật Giáo Singapore (Buddhist Fellowship of Singapore), và là một trong những vị cao tăng lãnh đạo của Giáo Hội Tăng Già Úc Châu ( Australian Buddhist Sangha ).

“Chánh niệm” là gì?

Trong quan niệm của Phật pháp, “Chánh niệm” (Right Mindfulness) là một khía cạnh quan trọng của Tám Con Đường Thiền. Nó là một trong những phần cơ bản của Bốn Chánh Điều (Four Noble Truths), là nền tảng của lý thuyết Phật giáo về cách giải thoát khỏi sự đau khổ trong cuộc sống. Chánh niệm cũng liên quan đến cách sống giúp thức tỉnh tâm trí và làm cho tâm trí con người trở nên yên bình hơn.

"Chánh niệm" là gì?
Chánh niệm không chỉ là tu thiền trong đạo Phật, mà còn là phương cách sống

Chánh niệm được hiểu đơn giản là phương pháp tập trung sự chú ý vào hiện tại một cách toàn diện và không gắn định kiến cá nhân vào sự vật, hiện tượng: không đánh giá, phê phán, định kiến,… Khi thực hiện chánh niệm, họ cố gắng nhận biết các sự vật hiện tượng như nó đang là, cảm nhận bằng giác quan về hình ảnh, màu sắc, kích thước,… Đồng thời, họ phải hiểu rõ tất cả các trạng thái tâm lý, cảm xúc, và trạng thái cơ thể mà họ trải qua trong mỗi khoảnh khắc ấy.

Bằng cách này, chánh niệm giúp những người tu tập sống trọn vẹn vào giây phút hiện tại, tránh được sự các lo âu trong quá khứ hoặc về tương lai. Chánh niệm không chỉ là một phương pháp thiền tập của Phật pháp, mà còn là một phương cách sống, giúp chúng ta sống với hiện tại một cách ý thức và có trách nhiệm hơn.

Các giai đoạn hành thiền trong cuốn sách Từ chánh niệm đến giác ngộ 

Cuốn sách này có ba mục đích chính. Đầu tiên, cuốn sách chỉ dẫn chúng ta học về thiền theo từng bước dựa trên lời dạy của Đức Phật. Tiếp theo, cuốn sách giải đáp mọi thắc mắc về thiền trong quá trình thực hành. Cuối cùng, cuốn sách giúp khám phá những thông tin,  phương diện khác của thiền Phật giáo mà chúng ta chưa được biết. 

Giai đoạn một: Tỉnh giấc về giây phút hiện tại 

Buông bỏ gánh nặng của quá khứ và tương lai. Buông bỏ quá khứ có nghĩa là không nghĩ đến công việc, gia đình, những cam kết, những trách nhiệm, những quãng đời niên thiếu, những kỷ niệm vui buồn. Buông bỏ tương lai có nghĩa là không nghĩ đến những dự đoán, sợ hãi, kế hoạch và mong đợi. 

Giai đoạn hai: Tỉnh giác im lặng về giây phút hiện tại 

Im lặng nghĩa là không bình luận. Loại bỏ những suy nghĩ trong đầu và hiểu được rằng sự tỉnh giác im lặng giúp ta hiểu biết vạn vật chính xác hơn. Như vậy sẽ mở cánh cửa cho ta bước vào sự tĩnh lặng nội tâm. Phương pháp để tĩnh lặng là quan sát mỗi phút giây thật chặt chẽ sự việc diễn ra xung quanh để những suy nghĩ nội tâm không thể khởi lên. 

Một phương cách hữu ích khác là nhận diện khoảng cách giữa các ý niệm. Khi nhận diện được những khoảng tĩnh lặng khi không có ý niệm nảy sinh thì đó là tỉnh giác về sự im lặng. Dần dần sự im lặng đó sẽ kéo dài.

Các giai đoạn hành thiền trong cuốn sách Từ chánh niệm đến giác ngộ 
Cảm nhận về hơi thở, lòng từ bi trong sự im lặng

Giai đoạn ba: Tỉnh giác im lặng về hơi thở trong giây phút hiện tại

Thay vì tỉnh giác về những gì hiện ra trong tâm, chúng ta chọn sự tỉnh giác về một đối tượng. Đối tượng ở đây là cảm nhận về hơi thở, lòng từ bi, các đề mục quán niệm thông thường khác. Khi ta chọn một đối tượng để tập trung chú ý thì ra cảm thấy sự an tịnh, hỷ lạc và nội lực gia tăng. 

Giai đoạn bốn: Hoàn toàn duy trì sự chú tâm vào hơi thở 

Ở giai đoạn này, chúng ta tiến đến theo dõi hơi thở trong từng phút giây. Chúng ta nhận biết hơi thở từ khi cảm giác thở vào bắt đầu khởi lên. Rồi quan sát tiến trình của lần thở vào không bỏ một giây nào cho đến khi chấm dứt. Giai đoạn này có thể đạt mức độ an tịnh bằng cách buông xả mọi chuyện trong vũ trụ, chỉ chú tâm vào hơi thở đang xảy ra trong im lặng. 

Giai đoạn năm: Hoàn toàn duy trì sự chú tâm vào hơi thở tuyệt đẹp 

Giai đoạn này liên thông với giai đoạn trước. Từ một hơi thở phập phồng chuyển sang một hơi thở êm đềm mượt mà. Đừng làm gì và chỉ cần thành một người quan sát thụ động.

Giai đoạn sáu: Cảm nghiệm định tướng tuyệt đẹp

Khi chúng ta đã hoàn toàn buông xả thân thể, ý niệm, sáu căn (bao gồm cả sự nhận biết về hơi thở) đến nỗi chỉ còn lại một biểu hiện tâm thức tuyệt đẹp đó là định tướng. 

Định tướng có sau đặc điểm nhận biết: 

  • Chỉ xuất hiện sau giai đoạn thứ năm của thiền tập, sau khi đã cảm nghiệm hơi thở tuyệt đẹp một thời gian dài. 
  • Xuất hiện khi hơi thở đã biến mất 
  • Chỉ xuất hiện khi năm giác quan bên ngoài đã hoàn toàn vắng mặt.
  • Biểu hiện tâm thức tĩnh lặng, khi tiếng nói nội tâm hoàn toàn im bặt.
  • Nó lạ lùng nhưng có sức hấp dẫn mãnh liệt
  • Nó là một đối tượng đơn thuần tuyệt đẹp.

Giai đoạn bảy: Nhập định/ Nhập tầng thiền 

Có hai chướng ngại thông thường ở cổng vào định là niềm hưng phấn và nỗi sợ hãi. Niềm hưng phấn làm tâm trở nên hồi hộp: “Ồ, nó đây rồi!”, cần được nén xuống nhường chỗ cho sự thụ động tuyệt đối. 

Nhập Định sẽ kéo dài một thời gian. Nếu chỉ kéo dài vài phút thì không gọi là nhập định. Mỗi tầng thiền là một trạng thái tâm thức tĩnh lặng và sung mãn. Nhập các tầng thiền không phải là một trạng thái xuất thần, mà là một trạng thái tỉnh giác cao độ.

Cảm nhận về cuốn sách Từ chánh niệm đến giác ngộ 

Phần thú vị của cuốn sách Từ chánh niệm đến giác ngộ là Thiền sư Ajahn Brahm đã áp dụng khoa học phương Tây để chứng minh nghiệp, tái sinh, cõi trời,… Vì Thiền sư đã là nhà Vật lý lý thuyết trước khi xuất gia.

Trong cuốn sách này, Ajahn Brahm tiết lộ một con đường hạnh phúc đến niết bàn thông qua sự phát triển của thiền định. Sử dụng ngôn từ hướng dẫn thực tế, dễ tiếp cận và thậm chí vui nhộn. Thiền sư Ajahn Brahm dạy chúng ta có thể phát triển dần dần 4 tầng thiền sắc giới và 4 tầng thiền vô sắc giới cho đến phạm vi phi tưởng phi phi tưởng. Sau đó làm thế nào để vượt ra ngoài trạng thái này để chấm dứt nhận thức và cảm thọ.

Cảm nhận về cuốn sách Từ chánh niệm đến giác ngộ 
Giác ngộ thông qua các tầng thiền

Ajahn Brahm thể hiện khía cạnh hỷ lạc của con đường này qua các tầng thiền, trích dẫn nhiều trường hợp trong kinh tạng mà Đức Phật nhấn mạnh rõ ràng và ca ngợi bản chất dễ chịu và hạnh phúc của các tầng thiền và sự tu tập.

Thông điệp của cuốn sách Từ chánh niệm đến giác ngộ cho ta thấy luôn tồn tại một con đường hạnh phúc dẫn đến giác ngộ thông qua các tầng thiền. Khi khoa học, chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa hoài nghi và mặc cảm tội lỗi đã khiến tất cả chúng ta có một chút cảnh giác và bi quan về niềm hạnh phúc tâm linh, sợ hãi và quên hạnh phúc tinh thần.

ĐẶT MUA SÁCH

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *