Khi nhắc đến văn học Mỹ thế kỷ 19 – 20, O’Henry nổi bật với nét độc đáo về nghệ thuật xây dựng bối cảnh và nhân vật trong tác phẩm, đặc biệt là với những cái kết bất ngờ. Văn của ông của giản dị và giàu tính biểu cảm khiến độc giả chìm đắm: châm biếm, thương cảm, đau xót, hy vọng. Các tác phẩm của ông làm nổi bật lên mảnh đời, con người, xã hội thế kỷ 19 lúc bấy giờ, có đóng góp to lớn cho sự phát triển của văn học Mỹ và văn học thế giới.

O’Henry và cuộc đời đầy biến động

O’ Henry, tên thật là William Sydney Porter, là một nhà văn người Mỹ nổi tiếng với phong cách truyện ngắn đầy cá tính, sáng tạo mà vẫn rất sâu lắng. Sinh ra tại Greenboro, Bắc Carolina, ông lớn lên trong một gia đình không có điều kiện kinh tế và phải tự lập cuộc sống từ rất sớm. Sau khi rời trường ở tuổi 15, ông làm việc tại hiệu thuốc của người chú ở Texas và sau đó làm đủ thứ nghề khác nhau ở Houston để kiếm sống.

Năm 1887, ông kết hôn và có một đứa con. Trải qua nhiều biến cố trong cuộc đời, từ việc sáng lập tuần báo The Rolling Stone cho đến tham gia làm phóng viên và viết bình luận cho các tờ báo, ông cũng phải đối mặt với khó khăn và gặp phải tình trạng nghiện rượu nặng.

ohenry

Cuộc đời của O’ Henry còn được đặc biệt chú ý bởi tội danh tài chính và khoảng thời gian ông phải trải qua trong nhà tù. Vì lý do biển thủ công quỹ của công ty, ông bị kết án tù 5 năm tại nhà tù Columbus, Ohio. Trong thời gian đó, ông chủ yếu tập trung vào việc viết, sáng tác ra những câu chuyện ngắn vô cùng ấn tượng và được nhiều người yêu mến. Sau khi được thả, ông tiếp tục viết và trở thành một tên tuổi lớn trong văn học Mỹ.

Cuộc đời và sự nghiệp của O’ Henry là một câu chuyện về sự đấu tranh, sự sáng tạo và khả năng vượt qua khó khăn để tạo ra những tác phẩm văn học độc đáo và sâu sắc.

Sự bén duyên với văn chương

“Cuộc sống được tạo nên bởi những tiếng nức nở, những cái sụt sịt và những nụ cười, trong đó những tiếng sụt sịt là chủ yếu.” – O’Henry

Để đến với văn chương, đối với O’Henry là cả một chặng đường dài. Những năm tháng trong tù, O. Henry viết truyện ngắn để kiếm tiền nuôi con gái. Sau 3 năm trong tù,ông được tự do và tiếp tục sự nghiệp văn chương của mình. 

O. Henry chuyển đến New York vào năm 1902 và bắt đầu đóng góp cho tờ báo World từ năm 1903 đến 1906. Tập truyện ngắn đầu tiên của ông, “Cabbages and Kings”, được xuất bản vào năm 1904, và tập thứ hai, “Bốn triệu”, ra mắt vào năm 1906, gồm nhiều tác phẩm nổi tiếng như “Món quà của các nhà hiền triết” và “Căn gác xép”.

ohenry bén duyên với văn học

O’Henry được đánh giá là một nhà văn có tài năng xuất chúng. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, O. Henry đã xuất bản 10 tập truyện và sáng tác khoảng 600 truyện ngắn, được đánh giá cao và so sánh với Anton Chekhov. Ông cho rằng một tác phẩm truyện ngắn hay cần có một cốt truyện hấp dẫn, một kết thúc bất ngờ, và những nhân vật được xây dựng sinh động. Những tác phẩm của ông được sử dụng nhiều kỹ thuật như đảo ngược tình huống, cài đặt chi tiết ẩn dụ,… để tạo nên sự bất ngờ cho độc giả.

O. Henry qua đời vào ngày 5 tháng 6 năm 1910 vì bệnh gan mãn tính, để lại một di sản văn học sáng tạo và độc đáo. Giải thưởng Tưởng niệm O. Henry được thành lập vào năm 1918 để tôn vinh tác phẩm và cuộc đời của ông.

Bối cảnh xã hội: dòng suối cảm hứng sáng tác của O’Henry

Cảm hứng sáng tác của O’Henry chủ yếu bị ảnh hưởng từ ba nguồn chính: Lịch sử xã hội, tư tưởng văn hóa và văn học nghệ thuật.

  • Lịch sử xã hội: O’Henry sống và sáng tác văn học trong giao thời giữa hai thế kỷ XIX và XX, khoảng thời gian đầy biến động của lịch sử Mỹ. Cuộc sống khốn khổ của người lao động, sự phân cách giàu nghèo trầm trọng, và những mâu thuẫn của xã hội công nghiệp hóa đã trở thành nguồn cảm hứng sâu sắc cho tác phẩm của ông.
  • Tư tưởng văn hóa: O’Henry không chịu ảnh hưởng sâu đậm của một triết lý hay học thuyết nào, ông bênh vực cho những người nghèo khổ và phê phán bất công xã hội. Chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thực dụng, và chủ nghĩa lạc quan của người Mỹ đã được thể hiện rõ ràng trong tác phẩm của ông.
  • Văn học nghệ thuật: Trước thời Nội chiến, văn học nghệ thuật Hoa Kỳ chịu ảnh hưởng rõ rệt của Châu Âu, đặc biệt là văn học Anh. Tuy nhiên, từ sau Nội chiến đến Thế chiến thứ nhất, một nền nghệ thuật mang bản sắc dân tộc Mỹ đã hình thành. Chất “Mỹ” thể hiện rõ ở nhiều lĩnh vực hội họa, kiến trúc, âm nhạc, điện ảnh, văn chương… đã tạo nên sự đa dạng và phong phú cho nền văn học Mỹ, trong đó có tác phẩm của O’Henry.
bối cảnh xã hội thời ohenry

Các tác phẩm của O’Henry thường đề cập đến những chủ đề như tình yêu, lòng vị tha, sự hy sinh, niềm tin vào cuộc sống,… ở những con người bình thường, những người lao động nghèo, những kẻ lang thang, những nghệ sĩ thất bại,… Chính những cảm hứng này đã giúp hình thành và phát triển những nét đặc sắc trong tác phẩm của O’Henry. Qua đó, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả và góp phần làm nên sự phong phú và đa dạng của văn học Mỹ.

Quan điểm sáng tác của O’Henry

“Tình yêu, việc làm, gia đình, tôn giáo, mỹ thuật, lòng ái quốc là những ngôn từ rỗng tuếch đối với kẻ đói ăn.” – O’Henry

O’Henry đã tìm cảm hứng từ cuộc sống hàng ngày và phản ánh sự thực một cách khách quan, chân thật trong các tác phẩm của mình. Ông đã khéo léo sử dụng ngôn ngữ và kỹ thuật viết để mô tả cuộc sống, con người, và xã hội một cách sắc bén và sống động. Những câu chuyện của ông thường xoay quanh những nhân vật bình thường trong cuộc sống hàng ngày nhưng lại mang đến những cái nhìn độc đáo về con người và xã hội.

Trong các truyện của mình, O’Henry  tích cực thể hiện quan điểm về sức mạnh và thiên chức của nghệ thuật. Ông tin rằng nghệ thuật không chỉ là sự sáng tạo mà còn là nguồn động viên tinh thần và sự am hiểu sâu sắc về con người và cuộc sống. Điển hình là trong truyện “Chiếc lá cuối cùng”, hình tượng chiếc lá được vẽ để cứu sống Johnsy đã thể hiện sự bất tử của nghệ thuật và vai trò của nó đối với đời sống.

phong cách sáng tác của ohenry

O’Henry cũng đề cao, nhấn mạnh về tình người và lòng yêu thương trong tác phẩm của mình. Ông luôn cho thấy rằng tình yêu, lòng hy sinh và sự chia sẻ là những yếu tố quan trọng hơn cả trong việc sáng tạo nghệ thuật và trong cuộc sống hàng ngày. Qua các câu chuyện và nhân vật, O’Henry khẳng định rằng tình người và lòng nhân ái là nguồn cảm hứng và động lực cho sự sáng tạo nghệ thuật.

Với những quan điểm sáng tác này, O’Henry đã tạo ra các tác phẩm văn chương tinh tế, sâu sắc, là tấm gương phản chiếu xã hội, con người. Ông cũng thường sử dụng những tình huống trớ trêu, bất ngờ để tạo nên sự hấp dẫn cho tác phẩm. Đồng thời, ông cũng khuyến khích độc giả nên có niềm tin vào sức mạnh của nghệ thuật và giá trị của tình người trong xã hội.

Một số thành tựu đạt được

Với gần 300 truyện ngắn, trong đó có những tác phẩm nổi bật của O’Henry như “Món quà giáng sinh”, “Căn gác xép”, “Tên cảnh sát và gã lang thang” đều được giới chuyên môn đánh giá cao. Chính vì điều đó mà sau này, tên của tác giả O’Henry được chọn để đặt cho giải thưởng truyện ngắn xuất sắc nhất hàng năm tại Mỹ – giải thưởng văn học danh giá, tôn vinh sự tài năng và đóng góp của ông cho nước nhà. 

Đồng thời, ông cũng là một trong tám danh nhân văn hóa được Hội đồng Hòa bình Thế giới chọn vào năm 1962 để kỷ niệm nhân dịp 100 năm ngày sinh của ông, thể hiện sự công nhận và trân trọng đối với những đóng góp cho nền văn học nhân loại.

tác phẩm chiếc là cuối cùng

“Chiếc lá cuối cùng” của O’Henry cũng là một trong những tác phẩm truyện ngắn được yêu thích tại Việt Nam và được chọn để in trong sách giáo khoa. Sự tinh tế và khéo léo trong việc xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn ngữ đã làm cho “Chiếc lá cuối cùng” trở thành một tác phẩm giáo dục giá trị, góp phần vào việc hình thành tư duy và nhận thức về cuộc sống cho học sinh.

Xem thêm các tác giả nổi tiếng khác:

Qua các tác phẩm của O’Henry, ta thấy rõ sức ảnh hưởng mạnh mẽ của ông đối với văn học Mỹ và thế giới. Những truyện ngắn của ông không chỉ khiến độc giả say mê, khát khao mổ xẻ, nghiền ngẫm mà còn là nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ tác giả sau này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *