Nam Cao là một trong những đại diện xuất sắc của trào lưu văn học hiện thực phê phán của Việt Nam, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp từ 1945-1954. Với những đóng góp quan trọng của mình, ông đã định hình và làm phong phú thêm phong cách truyện ngắn và tiểu thuyết của văn đàn Việt Nam. 

“Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có…”

Nhà văn Nam Cao

Các tác phẩm truyện ngắn của Nam Cao không chỉ được coi là những kiệt tác trong thể loại văn học hiện thực phê phán, mà còn là nguồn cảm hứng quý báu cho nhiều tác giả thế hệ sau.

Nam Cao – Nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc của thời đại

Nam Cao, tên thật là Trần Hữu Tri (1915-1951), là một nhà văn, nhà thơ, nhà báo nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Ông sinh tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam), đây cũng là nguồn gốc của bút danh Nam Cao – Hai chữ đầu tiên của tên tổng và huyện.

Nam Cao là một nhà văn hiện thực lớn cùng nhóm Tân Dân với những tên tuổi như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Lan Khai, Lê Văn Trương, Vũ Bằng, Tô Hoài,… Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nam Cao có thể được chia ra làm 2 giai đoạn đó là sự nghiệp văn thơ trước cách mạng tháng 8 và sự nghiệp nhà báo cách mạng sau năm 1945.

nam cao
Nguồn Internet

Nhà văn tiêu biểu nhất thế kỷ 20

Trước năm 1945, cuộc đời của nhà Nam Cao trải qua khá nhiều lận đận như các nhân vật “Hộ” trong tác phẩm “Trăng sáng” và “Thừa” trong tác phẩm “Đời Thừa” của ông vậy. Khi học xong bậc trung học năm 1934 ông bị ngã và đau ốm nên chưa thi lấy bằng Thành chung, sau đó ông về quê và lấy vợ. Cuối năm 1935 vào Sài Gòn làm thư ký cho một hiệu may, nhưng sau đó cũng vì lý do sức khỏe, Nam Cao trở lại Miền Bắc và tham gia thi Thành rồi ra Hà Nội dạy học. Đến khi Phát xít Nhật xâm chiếm Đông Dương, trường học bị trưng dụng, ông rời Hà Nội và về quê dạy học. 

Trong suốt những tháng năm khó khăn này, Nam Cao vẫn không ngừng sự nghiệp sáng tác của mình. Đây là thời điểm hàng loạt truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao ra đời với hai đề tài chủ yếu là người nông dân và người trí thức thuộc tầng lớp tiểu tư sản nghèo trong xã hội Việt Nam cuối giai đoạn 1930-1945.

Có thể kể ra một truyện nổi bật của Nam Cao như:

tác phẩm của nam cao
Nguồn Internet
  • Năm 1936: truyện ngắn “Cảnh cuối cùng” và “Hai cái xác” dưới bút danh Thúy Rư trên tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy (Hà Nội). 
  • Năm 1937, các truyện ngắn “Một bà hào hiệp”, “Nghèo”, “Đui mù” được đăng 
  • dưới bút danh Thúy Rư trên Tiểu thuyết thứ bảy, Truyện “Những cánh hoa tàn” trên báo Ích Hữu (Hà Nội). 
  • Năm 1940: Ông in truyện ngắn Cái chết của con Mực và một số các tác phẩm thơ cũng trên báo Hà Nội tân văn với các bút danh Xuân Du, Nguyệt.
  • Năm 1942: Cái mặt không chơi được, Nhỏ nhen, Những truyện không muốn viết, Nhìn người ta sung sướng, Trăng sáng (Giăng sáng), Trẻ con không được ăn thịt chó…
  • Năm 1943: Từ ngày mẹ chết, Làm tổ, Tư cách mõ, Bài học quét nhà, Điếu văn, Cười, Quên điều độ, Xem bói, Lão Hạc, Nước mắt, Đời thừa, Lang Rận, Một đám cưới… Ông còn in truyện dài nhiều kỳ “Truyện người hàng xóm” trên Trung Bắc chủ nhật và tiểu thuyết “Chết mòn” (sau đổi là “Sống mòn”).

Nhà Báo và Chiến Sĩ Kháng Chiến

Sau Cách mạng Tháng Tám, Nam Cao không tập trung vào việc sáng tác văn thơ nữa mà chuyển hướng sang làm nhà báo và tham gia hoạt động kháng chiến chống Pháp. Ông góp phần quan trọng trong việc truyền đạt thông tin và tinh thần chiến đấu qua các bài viết, Nam Cao là một chiến sĩ đồng lòng với người dân Việt Nam.

Ông tiếp nhận tinh thần Đề cương Văn hóa Việt Nam và tham gia vào Hội Văn hoá Cứu quốc và là Thư­ ký toà soạn tạp chí Tiên Phong của Hội. Sau đó Nam Cao với đoàn quân Nam tiến, với tư cách là phóng viên chiến trường, rồi lên chiến khu Việt Bắc làm phóng viên báo Cứu quốc. Đến năm 1950, ông nhận công tác ở tạp chí Văn Nghệ (thuộc Hội Văn nghệ Việt Nam) và là Ủy viên Tiểu ban Văn nghệ Trung ­ương.

nam cao
Nguồn Internet

Một số các tác phẩm sáng tác tiêu biểu sau năm 1945 là “Mò sâm-banh” (truyện ngắn), “Đường vô Nam” (bút ký). “Nỗi truân chuyên của khách má hồng” (truyện châm biếm chính trị), “Cách mạng” (truyện ngắn) được in trên tạp chí Tiên phong.

Nhìn chung các tác phẩm của Nam Cao luôn sử dụng ngôn ngữ giản dị, chân thực mà giàu tính biểu cảm, ngôn ngữ truyện của ông luôn đi thẳng vào lòng người, lay động những cảm xúc, rung động sâu xa trong tâm hồn người đọc.

Bên cạnh đó Nam cao cũng tận dụng những yếu tố dân gian, truyền thống để tạo nên không khí văn hóa đặc sắc trong tác phẩm của mình, như việc điểm qua món ăn vặt tinh tế của Hà Thành xưa: “ở đây cao lương mỹ vị chẳng có gì, nhưng được cái thức ăn vặt thì sẵn. Bác ở chơi đây, mai tôi xem nhà ai có mía to mua mấy cây về ướp hoa bưởi ăn thơm lắm.” Trích tác phẩm truyện ngắn “Đôi mắt”.

tuyển tập sách của nam cao
Nguồn Internet

Các tác phẩm của Nam Cao không chỉ là những tác phẩm văn học viết về hiện thực mà còn là những bức tranh sống động về cuộc sống và con người, đặc trưng cho phong cách văn hóa Việt Nam, những tác phẩm của ông đều rất có chiều sâu và nhiều tầng ý nghĩa.

Nghệ thuật vị nhân sinh trong các tác phẩm của Nam Cao

“Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả đời người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần người hơn”. (Trích tác phẩm “Đời Thừa”)

Nghệ thuật vị nhân sinh là quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nam Cao, được thể hiện rõ nét trong các tác phẩm của ông. Với Nam Cao một tác phẩm có giá trị phải là một tác phẩm mang giá trị nhân đạo, tình yêu nghệ thuật phải gắn với cuộc sống, bởi “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ kiếp lầm than” (Trích tác phẩm “Trăng sáng”).

Con người trong tác phẩm của Nam Cao được khám phá ở cả hai mặt thiện và ác, tốt và xấu, đẹp và xấu xí. Ông luôn tìm thấy và trân trọng những vẻ đẹp cao quý trong tâm hồn con người, ngay cả ở những con người bị xã hội vùi dập, chà đạp.

tác phẩm hay của nam cao
Nguồn Internet

Ví dụ, trong truyện ngắn “Chí Phèo”, Nam Cao đã xây dựng nhân vật Chí Phèo – một người nông dân lương thiện bị xã hội đẩy vào con đường lưu manh, trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Tuy nhiên, trong sâu thẳm tâm hồn Chí Phèo vẫn tiềm ẩn những khát khao về một cuộc sống lương thiện, được sống như một con người. 

“Tao muốn làm người lương thiện… Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa…” (Trích tác phẩm “Chí Phèo”)

Hay trong tác phẩm “Trăng sáng”, Nam Cao đã xây dựng nhân vật Điền – một người trí thức tiểu tư sản nghèo, có tâm hồn nhạy cảm, khao khát có được một tác phẩm văn chương đẹp, nhưng “Cái khổ làm héo một phần lớn những tính tình tươi đẹp của người ta”. Tuy nhiên trong hoàn cảnh đó, Nam Cao vẫn để cho Điền giữ được những phẩm chất tốt đẹp với lòng yêu thương gia đình, lòng tự trọng, niềm tin vào cuộc sống để bắt đầu với một cuộc sống tốt hơn. 

“Ðiền chẳng cần trốn tránh, Ðiền cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời…” (Trích tác phẩm “Trăng sáng”)

Nam Cao không né tránh những hiện thực tối tăm, tàn nhẫn của xã hội cũ, ông phản ánh hiện thực cuộc sống một cách chân thực và khách quan nhất. Nhà văn đã chia sẻ rằng: “Tôi quan niệm cuộc đời giản dị lắm. Đời không có nhiêu khê như người ta vẫn viết trong tiểu thuyết trữ tình. Đói thì ăn, khát thì uống. Tôi thấy thế nào cứ viết y như thế, không thêm bớt. Thế cũng đủ rồi, lọ là phải bầy đặt thêm ra làm gì”.

sách của nam cao
Nguồn Internet

Bằng cách đó, Nam Cao đã góp phần nâng cao nhận thức và khơi dậy những tình cảm tốt đẹp trong độc giả, dù trong những hoàn cảnh khó khăn, bế tắc nhất của xã hội lúc bấy giờ. 

Có thể nói rằng Nam Cao đã mở ra một hướng đi mới cho văn học hiện thực phê phán đó là hướng đến con người và đề cao giá trị nhân sinh, như Hộ trong “Đời thừa” hằng tâm niệm: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình”.

Xem thêm các tác giả Việt Nam nổi tiếng khác:

Với những tác phẩm tuyệt vời của mình, Nam Cao đã không chỉ làm phong phú nghệ thuật và văn chương mà còn tạo ra những nhân vật và câu chuyện trở thành biểu tượng, đi sâu vào tâm trí và trái tim của độc giả. Nam Cao không chỉ là một nhà văn xuất sắc mà còn là một nhà nghệ sĩ với tâm hồn nhạy cảm và sự sâu sắc về nhân sinh. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *