• Bạn đang ấp ủ dự định xuất bản cuốn sách của riêng mình nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu?
  • Những nội dung nào bị pháp luật cấm viết?
  • Ai có thể viết sách? Viết nội dung rồi đi in và kinh doanh có được không?

Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn qua 9 câu hỏi quan trọng về xuất bản sách mà mỗi cây bút mới cần biết trước khi xuất bản sách.

Ai có thể viết sách?

Từ lâu, quan niệm chỉ những nhà văn chuyên nghiệp mới có khả năng viết sách đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh viết sách không giới hạn bởi bất kỳ rào cản nào, đó là viết sách dành cho tất cả mọi người.

Chẳng hạn như, anh Nguyễn Quốc Hưng, một người yêu thể thao, giám đốc dự án tại công ty VietContent, đã từng liên hệ DIMI BOOK hỗ trợ xuất bản cho cuốn sách “Đừng xin, hãy bán” – những câu chuyện kinh doanh thực chiến trong SEA GAMES 31.

 "Đừng xin, hãy bán" - những câu chuyện kinh doanh thực chiến trong SEA GAMES 31.

Hay như nhà tâm lý học Viktor Frankl đã sáng tác cuốn sách “Man’s Search for Meaning” (tựa Việt: Đi tìm lẽ sống) để chia sẻ những trải nghiệm kinh hoàng trong trại tập trung và cách sức mạnh tinh thần thay đổi cuộc sống của một người. 

Man's Search for Meaning" (tựa Việt: Đi tìm lẽ sống)

Những ví dụ này chỉ là một phần nhỏ trong vô vàn “nhà văn ngoài biên chế” đã thành công chinh phục độc giả bằng những tác phẩm của riêng mình.

“Điều quan trọng nhất là phải có một câu chuyện hay để kể.”

Elmore Leonard, tiểu thuyết gia người Mỹ, tác giả cuốn “Get Shorty”.

Bất kể bạn là ai, làm công việc gì, miễn là bạn có một câu chuyện hay và mong muốn chia sẻ nó với thế giới, bạn hoàn toàn có thể trở thành một tác giả. Vì vậy, hãy gạt bỏ những định kiến và mạnh dạn cầm bút viết lên câu chuyện của mình.

Xem thêm bài viết:6 lời khuyên để viết hay hơn trong sự nghiệp viết lách” của tác giả Hạnh Nguyễn, đồng sáng lập DIMI BOOK.

Các chủ đề được phép / bị cấm xuất bản sách là gì?

Theo Điều 10 Luật Xuất bản, các chủ đề bị cấm xuất bản sách tại Việt Nam gồm:

  • Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
  • Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục.
  • Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định.
  • Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

Ngoài những chủ đề cấm kỵ được liệt kê ở trên, tất cả các chủ đề khác đều được phép xuất bản tại Việt Nam. Tuy nhiên vẫn phải tuân thủ các bước xuất bản một cuốn sách theo quy định của pháp luật.

Người mới viết sách cần quan tâm điều gì?

Nếu bạn là một nhà văn mới viết sách, hãy lưu ý những điều sau đây:

  • Lựa chọn chủ đề và thể loại sách là nền tảng, giúp định hướng nội dung và thu hút đối tượng độc giả phù hợp.
  • Xác định số lượng sách từ đầu sẽ giúp bạn phát triển cốt truyện và phân bổ thời gian hợp lý.
  • Hiểu rõ đối tượng độc giả mục tiêu sẽ giúp bạn điều chỉnh nội dung và cách diễn đạt phù hợp.
  • Lên kế hoạch viết sách là chìa khóa giúp bạn hoàn thành một tác phẩm. Hãy đề ra khung thời gian cụ thể cho từng giai đoạn, từ việc lên ý tưởng, viết bản nháp, chỉnh sửa đến hoàn thiện bản thảo.
Người mới viết sách cần quan tâm điều gì?
  • Tìm hiểu về thủ tục, giấy phép xuất bản, hồ sơ cần thiết và các lưu ý quan trọng để tác phẩm được phát hành hợp pháp đến tay độc giả.
  • Ước tính chi phí xuất bản bao gồm in ấn, biên tập, thiết kế bìa sách, marketing và quảng bá. Hãy lập dự toán chi phí cụ thể để có thể cân nhắc và điều chỉnh kế hoạch xuất bản phù hợp với khả năng tài chính của bản thân.
  • Lên kế hoạch truyền thông cho sách bao gồm các hoạt động như giới thiệu sách trên mạng xã hội, tổ chức sự kiện ra mắt sách, hợp tác với các nhà sách và đơn vị truyền thông.

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, dù bạn là người mới viết sách cũng sẽ thành công trong việc xuất bản sách đến tay độc giả.

Những đơn vị nào được quyền xuất bản sách?

Theo Điều 12 Luật Xuất bản, chỉ có những đơn vị sau đây được thành lập nhà xuất bản:

  • Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương và cấp tỉnh.
  • Đơn vị sự nghiệp công lập ở trung ương, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp ở trung ương trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và tài liệu khoa học, học thuật.
  • Nhà xuất bản tổ chức và hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện do Nhà nước là chủ sở hữu.

Đồng thời, những đơn vị trên cần đạt điều kiện theo Điều 13 của bộ luật này để được cấp phép xuất bản sách hợp pháp tại Việt Nam.

Tự xuất bản sách là gì? Có phải tự viết nội dung rồi đi in không?

Nếu chọn tự xuất bản, bạn sẽ tự mình thực hiện tất cả các khâu từ viết nội dung, biên tập, thiết kế, in ấn, phát hành và marketing cho cuốn sách của mình, không thông qua nhà xuất bản truyền thống.

Tự xuất bản sách là gì?

Tuy nhiên, bạn không thể tự mình đi in ấn nội dung sách đã xuất bản hoặc nội dung mới nào đó với mục đích kinh doanh bởi đây là hành vi trái phép. Những cuốn sách in lại từ sách đã có gọi là sách giả, sách nhái, còn sách tự in từ nội dung mới mà không có giấy phép xuất bản gọi là sách lậu. Để xuất bản một cuốn sách, tác giả cần xin giấy phép xuất bản tại Việt Nam, bạn cần liên hệ với đơn vị cung cấp dịch vụ xuất bản theo quy định của pháp luật. Việc có giấy phép xuất bản và xuất bản theo pháp luật sẽ giúp cuốn sách của bạn được phép bày bán tại nhiều nhà phát hành sách trên toàn quốc, truyền thông công khai, được bảo vệ bản quyền và nhiều quyền lợi khác. 

Trường hợp bạn viết nội dung và in ra một số bản để tự đọc, chỉnh sửa và không nhằm mục đích kinh doanh, buôn bán thì vẫn chưa gọi là in sách lậu.

Xem thêm: Làm thế nào để tự xuất bản sách cho riêng mình?

Chi phí xuất bản sách có đắt không?

Với hình thức xuất bản sách truyền thống, nhà xuất bản sẽ lo mọi chi phí từ khâu thủ tục, thiết kế cho đến in ấn. Tác giả không phải chi trả bất kỳ khoản phí nào và lợi nhuận mà tác giả nhận được sẽ đến từ % doanh thu bán sách theo hợp đồng với nhà xuất bản/nhà phát hành sách (thường từ 10 – 15%).

Nếu tự xuất bản, bạn sẽ tự chi trả toàn bộ chi phí xuất bản, bao gồm biên tập, thiết kế, in ấn và marketing. Điều này có nghĩa là toàn bộ lợi nhuận thu được từ sách bán ra cũng sẽ thuộc về bạn. Trong ví dụ của bài viết Cách tính chi phí xuất bản sách cho cây viết mới, chi phí tự xuất bản cho một cuốn sách có 1.000 bản in tại Việt Nam là gần 100 triệu đồng. Trên thực tế, chi phí này có thể thấp hơn vì nhiều yếu tố như: chất lượng giấy in, số lượng in, độ phức tạp của tác phẩm,… Tuy nhiên tác giả sẽ cần chuẩn bị tối thiểu 50 triệu đồng.

Xem thêm: Nên tự xuất bản hay bán bản quyền sách? Tác giả Hạnh Nguyễn chia sẻ

Thời gian xuất bản sách lần đầu là bao lâu?

Thời gian xuất bản sách sẽ tính từ lúc hoàn thành bản thảo, xin giấy phép, gửi cho nhà xuất bản và đợi họ duyệt. Quá trình này có thể kéo dài từ vài tháng cho đến một năm, nhất là đối với những tác giả mới.

Bạn có thể đọc thêm bài viết: “Hành trình tự xuất bản sách của Hạnh Nguyễn” để biết cột mốc thời gian và trải nghiệm xuất bản sách của tác giả.

Làm thể nào để bảo vệ bản quyền sách?

Trong thời đại công nghệ số, vấn đề về bản quyền trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Để bảo vệ bản quyền sách cần tuân thủ một số điều sau:

xuất bản sách hợp pháp
  • Đăng ký bản quyền tác giả theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
  • Truyền thông tích cực về bảo vệ sản phẩm trí tuệ sẽ góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tác giả.
  • Báo cáo đối tượng vi phạm bản quyền sẽ ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền lợi của tác giả và nhà xuất bản, đồng thời góp phần xây dựng môi trường sáng tạo lành mạnh.
  • Cập nhật tin tức/ luật lệ về bản quyền thường xuyên để hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Đồng thời có những biện pháp bảo vệ bản quyền hiệu quả nhất.

Bảo vệ bản quyền sách là trách nhiệm chung của tất cả các bên liên quan. Mỗi cá nhân, tổ chức hãy chung tay góp sức để xây dựng môi trường sáng tạo lành mạnh, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành xuất bản Việt Nam.

Làm gì khi bị nhà xuất bản từ chối?

Bị nhà xuất bản từ chối là điều mà bất kỳ tác giả nào cũng có thể gặp phải, dù họ là những cây bút dày dặn kinh nghiệm hay những tác giả trẻ đầy nhiệt huyết. 

Lịch sử văn học ghi nhận vô số tác phẩm nổi tiếng từng bị từ chối trước khi có cơ hội tỏa sáng. Chẳng hạn như bộ tiểu thuyết giả tưởng “Harry Potter” của J.K. Rowling từng bị 12 nhà xuất bản từ chối trước khi nhận được một cái gật đầu. Hay tác phẩm “Cuốn theo chiều gió” của Margaret Mitchell từng bị từ chối đến 38 lần trước khi trở thành kiệt tác kinh điển.

“Từ chối chỉ là một ý kiến, không phải là bản án”

– J.K. Rowling.

Hãy biến lời từ chối thành động lực để bạn trau dồi, hoàn thiện tác phẩm của mình. Đồng thời học hỏi, rèn luyện kỹ năng viết lách và tìm kiếm những cơ hội mới.

Nếu bạn đang tìm kiếm môi trường để xây dựng kỹ năng viết lách, có thể tham gia thử thách luyện viết 30 ngày cùng tác giả Hạnh Nguyễn và các cộng đồng viết lách là cách để bạn hình thành thói quen viết mỗi ngày. Đặc biệt, các bài viết sẽ được sửa lỗi, được tham gia vào các khóa học content thực chiến và dự án viết thực tế để trau dồi kinh nghiệm viết chuyên nghiệp cho bạn.

Ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm sự hướng dẫn từ người viết có kinh nghiệm qua khóa học viết 1 kèm 1 của tác giả Hạnh Nguyễn – Co-founder DIMI BOOK.

DIMI BOOK – Tư vấn hành trình tự xuất bản sách cho tác giả

DIMI BOOK cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ toàn diện giúp tác giả mới, giúp hành trình xuất bản sách trở nên dễ dàng hơn.

Đến với DIMI BOOK, các tác giả sẽ được:

  • Tư vấn chuyên nghiệp: Đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm sẽ hỗ trợ bạn định hướng chủ đề, hoàn thiện bản thảo, thiết kế bìa sách và lựa chọn hình thức xuất bản phù hợp.
  • Hỗ trợ xuất bản: DIMI BOOK cung cấp dịch vụ trọn gói từ A đến Z, bao gồm:
  1. Chấp bút sách.
  2. Đăng ký bản quyền tác giả sách.
  3. Biên tập sách tiêu chuẩn.
  4. Dàn trang.
  5. Thiết kế bìa thu hút độc giả.
  6. In ấn tối ưu chi phí.
  7. Truyền thông sách.
  • Tiếp cận độc giả rộng rãi và hợp pháp: Sau khi tự xuất bản sách chính hãng theo luật nhà nước. Sách của bạn sẽ được phân phối trên các kênh bán sách trực tuyến và offline uy tín như Tiki, Fahasa,… giúp sách tiếp cận lượng nhiều độc giả hơn.
  • Lợi nhuận tối đa, phí dịch vụ ưu đãi: Với hình thức tự xuất bản sách, tác giả được hưởng toàn bộ lợi luận từ việc bán sách. Đồng thời, để hỗ trợ các cây viết mới, DIMI BOOK luôn đưa ra mức giá dịch vụ tốt nhất cho tác giả.

Qua bài viết này, chúng mình hy vọng bạn đã tìm được câu trả lời cho 9 câu hỏi quan trọng về xuất bản sách mà một người mong muốn viết sách, tác giả mới cần nắm rõ. DIMI BOOK luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên hành trình chinh phục ước mơ. Với dịch vụ xuất bản sách trọn gói, chúng mình hỗ trợ tác giả mới từ khâu chắp bút, biên tập, thiết kế bìa sách, in ấn cho đến truyền thông sách sau xuất bản.

Liên hệ DIMI BOOK ngay hôm nay để được tư vấn xuất bản sách miễn phí!


Nội dung: Tổng hợp và review bởi DIMI BOOK
Hình ảnh: Internet
(*) Bản quyền bài viết thuộc về DIMI BOOK. Vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ “dimibook.com” khi chia sẻ hoặc trích dẫn trên các nền tảng khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *