Trở nên thành công và giàu có là ước mơ của biết bao người, nhưng lại chỉ có rất ít người đạt được điều đó. Phần lớn những gì chúng ta học ở trường lớp là để trở thành một nhân viên xuất sắc, hoàn thành tốt phần công việc được giao của mình. Trong khí đó những kỹ năng quản lý tài chính, ý tưởng kinh doanh, tư duy về cách sử dụng đồng tiền thì vô cùng ít. Cuốn sách Cha giàu cha nghèo khai mở tư duy và dẫn lối cho những ai mong muốn trở nên giàu có và thành công thực sự.
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Robert T. Kiyosaki và Sharon L. Lechter – Tác giả sách “Cha giàu cha nghèo”
Robert Kiyosaki là nhà đầu tư, doanh nhân tài giỏi và là một diễn giả nổi tiếng tại Mỹ trong lĩnh vực tài chính cá nhân. Đồng thời ông cũng là tác giả của rất nhiều cuốn sách về dạy cách làm giàu được độc giả săn đón. Bên cạnh Rich dad poor dad (tên tiếng Anh của Cha giàu cha nghèo), những cuốn sách của Robert Kiyosaki gồm Kim Tứ Đồ (Cashflow Quadrant), Hướng dẫn đầu tư của cha giàu (Rich Dad’s Guide to Investing), và Sổ tay bất động sản thực tế (The Real Book of Real Estate).
Sharon L. Lechter là kế toán trưởng dày dặn kinh nghiệm, đồng thời cũng là một người mẹ hiểu được nỗi lòng của các bậc phụ huynh dành đối với sự trưởng thành của con cái. Có thể nói rằng, cuốn Cha giàu cha nghèo là một trong những tác phẩm vang dội nhất của cả hai tác giả này.
Cuốn sách Cha giàu cha nghèo được xuất bản lần đầu vào năm 2000, cho đến nay đã bán được 10 triệu bản và lọt top 10 cuốn sách “best seller” tại Mỹ vào thời điểm đó. Cho tới hiện nay, sau hàng chục năm thì Cha giàu cha nghèo vẫn là tựa sách khuyên đọc dành cho các bạn trẻ muốn thay đổi tư duy và gặt hái thành công cho bản thân. Hầu hết sách kinh doanh và tài chính là phần lớn lĩnh vực ông viết. Đây là toàn bộ những kinh nghiệm ông đúc kết được từ chính sự nghiệp kinh doanh và con đường trở thành triệu phú của mình.
Nội dung sách Cha giàu cha nghèo
Kiyosaki kể rằng ông có 2 người cha: một người là cha ruột, có tri thức, có bằng thạc sĩ, nhưng nghèo. Còn một người là cha nuôi (cha của bạn thân ông) – là một người chưa học hết lớp 8 nhưng lại đang là chủ của một công ty lớn và giàu có. Có một điểm chung giữa họ: Họ đều là những người có sức ảnh hưởng đối với người khác và luôn đưa cho ông những lời khuyên, những bài học trong cuộc sống. Chỉ có điều, những bài học, những lời khuyên cũng như quan điểm sống và suy nghĩ của họ lại hoàn toàn trái ngược nhau, đặc biệt là khi đề cập đến chuyện tiền bạc.
Sau khi suy xét, tác giả Cha giàu cha nghèo đã quyết định học hỏi từ người cha giàu và nội dung cuốn sách Cha giàu cha nghèo với 11 chương là những gì ông học được.
Nội dung cuốn sách được chia làm 11 chương, bao gồm các bài học chia sẻ kinh nghiệm về làm giàu, về kinh doanh của ông từ khi còn là một đứa trẻ 9 tuổi cho đến khi trưởng thành.
- Chương 1: Cha giàu cha nghèo
- Chương 2: Người giàu không làm việc vì tiền
- Chương 3: Tại sao phải học cách đọc báo cáo tài chính
- Chương 4: Hình dung về doanh nghiệp của riêng bạn
- Chương 5: Nguồn gốc của thuế và sức mạnh của tập đoàn
- Chương 6: Người giàu đầu tư tiền
- Chương 7: Làm việc để học – Đừng làm việc vì tiền
- Chương 8: Vượt qua trở ngại
- Chương 9: Bắt đầu
- Chương 10: Vẫn còn chưa đủ
- Chương 11: Trường dạy kinh doanh cho những người muốn giúp đỡ người khác
Người giàu không làm việc vì tiền
Người nghèo và người trung lưu làm việc vì tiền trong khi đó người giàu lại bắt đồng tiền làm việc cho mình. Người nghèo bị rơi vào cái bẫy của vòng lặp: kiếm tiền – làm việc – kiếm tiền vì sự lo sợ mất đi đồng tiền mình kiếm ra. Vậy, bạn có tự hỏi người giàu bắt đồng tiền làm việc cho mình như thế nào? Họ nhìn thấy các cơ hội và nắm bắt chúng?
Ví như chính tác giả Robert Kiyosaki, người đã tự tạo cơ hội kiếm tiền với phòng đọc truyện mini của mình. Hàng hóa của cậu bé khi ấy là những cuốn sách bỏ đi trong kho và ông chẳng tốn đồng nào cho chúng nhưng vẫn nhận về được một khoảng hời to.
Tại sao mỗi người đều cần phải học về tài chính?
Hiểu về tài chính giúp bạn tạo ra tài sản. Có một sự thật mà hầu hết người nghèo và người trung lưu đều đang hiểu sai. Họ sở hữu tiêu sản thứ được dán mác tài sản trong mắt họ. Bạn nghĩ nhà là tài sản? Không. Nó khiến bạn bị nợ nần chồng chất, tiêu sản tăng lên. Tiêu sản lôi đồng tiền ra khỏi túi bạn, làm bạn khốn đốn. Người giàu mới có tài sản. Vậy tài sản của họ là gì? Nó giúp đồng tiền tự chạy vào túi của họ. Vài ví dụ điển hình của tài sản gồm có cổ phiếu và đầu tư.
Suy nghĩ sai lầm này rất phổ biến vì nền giáo dục hiện nay không dạy ta phương pháp kiếm tiền mà, họ chỉ dạy ta cách tiêu tiền thôi. Do đó, hầu hết chúng ta đều không nắm được quy luật vận động của đồng tiền. Càng kiếm tiền tiêu sản của chúng ta càng lớn. Nếu bạn muốn giàu có, đầu tiên hãy quan tâm đến tài sản lớn nhất của bạn – đầu óc, thời gian. Và hãy gạt qua lòng tự trọng vô nghĩa để những người thông minh hơn làm việc cho mình.
“Nhà trường là cái lò tốt nhất tạo ra những người làm thuê mẫu mực chứ không thể tạo ra những ông chủ.”
Ví dụ, cha ruột ông thường nói: “Ham mê tiền bạc là nguồn gốc của mọi điều xấu.” Còn cha nuôi của ông lại bảo rằng: “Thiếu thốn tiền bạc là nguồn gốc của mọi điều xấu.”
Hình ảnh 2 người cha của ông, có thể là hữu ý đại diện cho 2 kiểu người trong xã hội: Người nghèo và Người giàu với những suy nghĩ, quan điểm về tiền bạc của họ. Và cuối cùng Kiyosaki đã quyết định sẽ trở thành một người giàu bằng việc xin học “cách làm giàu” từ người cha nuôi giàu có của mình. Và kết quả là đã có một triệu phú Kiyosaki nổi tiếng khắp nước Mỹ như bây giờ.
Sau khi thành công với việc trở thành một nhà đầu tư kỳ cựu và dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, thông qua cuốn sách Cha giàu cha nghèo này ông muốn chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình cho tất cả mọi người, kể cả những người bình thường nhất cũng có thể tham khảo và vận dụng được.
Hình dung về doanh nghiệp của riêng bạn
Trường dạy bạn kiến thức nhưng tài chính mới dẫn lối bạn đến với sự nghiệp. Kiến thức từ trường cho bạn nghề nghiệp, khiến bạn hao phí cả đời để làm giàu cho người khác và lấy về thu nhập. Để có tài sản, bạn cần quan tâm đến sự nghiệp của mình. Nhiều người liên tưởng sự nghiệp đến làm chủ, tự mở công ty. Đúng nhưng chưa thật sự dẫn đến thăng hoa về tài chính. Hãy quan tâm đến sự nghiệp của mình sớm bằng cách tích lũy tài sản cho sự nghiệp tương lai thay vì đổ vào các món đồ xa xỉ như người nghèo và người trung lưu vẫn làm.
Thuế và sức mạnh của công ty
Hầu hết người nghèo đều đồng ý với câu nói “cướp của người giàu chia cho người nghèo,” đánh thuế người giàu cao hơn để hỗ trợ các chính sách xã hội. Họ không biết rằng trong cuộc chiến này, người giàu luôn có kế thoát thân để “trốn thuế hợp pháp,” hoặc hạ thuế xuống mức thấp nhất. Họ có tiền, có năng lực, có ham muốn, có hiểu biết về pháp luật vậy tại sao họ phải ngồi yên để chịu nộp thuế cao. Luật sư và kế toán thông minh sẽ giúp họ nhằm vào khe hở của luật pháp để đạt được mục đích này, ví dụ như thông qua “công ty” chẳng hạn.
Cha giàu cha nghèo dạy rằng người giàu chọn đầu tư cho tiền
Người nghèo bị kìm hãm trong sự lo sợ được mất, người giàu nhìn thấy cơ hội, kết hợp với thời cơ để biến nó thành tiền bạc. Câu nói này không dùng để ngụy biện cho một trò may rủi. Đầu tư không phải bạn bỏ tiền vào một vụ giao dịch rồi ngồi cầu nguyện là được. Nó là sự kết hợp của tri thức tài chính, năng lực, và trí thông minh. Bạn cần nhìn thấy cơ hội mà người khác bỏ qua, tăng cơ hội đầu tư, và tìm những người thông minh làm việc cho mình.
Cha giàu cha nghèo dạy đừng chỉ biết làm việc vì tiền
Mọi người thường chỉ muốn học và đào sâu chuyên môn của mình để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực nào đó và từ chối học cái khác. Ví dụ cô nhà văn được tác giả đề cập có khả năng viết lách xuất sắc. Tác phẩm của cô nhận được vô số lời khen ngợi nhưng mọi chuyện cũng chỉ có thế và cô chọn làm một công việc ổn định để ít nhất cô có tiền chi trả cho các hóa đơn.
Hầu hết người nghèo đều giống cô ấy. Người cha nghèo có học thức cao cho rằng công tác ổn định là tất cả. Tuy nhiên, người cha giàu lại cho rằng không ngừng học tập mới là tất cả. Ở đây bạn nên có con mắt nhìn xa trông rộng tìm được mục đích cuối cùng của mình là gì để đi đến những môi trường làm việc mà bạn có thể học được điều đó. Quay trở lại với cô nhà văn, chỉ cần cô ấy đồng ý học bán hàng, có lẽ trên bìa những tác phẩm của cô ấy đã có dòng chữ “sách bán chạy nhất và sách viết hay nhất.”
Vượt qua khó khăn
Trên con đường làm giàu, tự do về tài chính, hầu hết mọi người đều vấp phải khó khăn và trở ngại. Hiểu rõ chúng ta đang phải đối mặt với điều gì, bạn sẽ biết cách giải quyết nó thế nào:
Tâm lý lo sợ bị mất tiền
Nhiều người lo sợ đầu tư sẽ làm họ mất tiền. Chính suy nghĩ này mới sinh ra nhóm người giàu đều từng bị mất tiền và nhóm người nghèo chưa từng bị mất tiền. Hãy nhớ rằng thất bại khích lệ người chiến thắng và đánh bại người chiến bại, cho nên thất bại chỉ khiến bạn làm tốt hơn thôi. Ở đây bạn không cần liều mạng mạo hiểm kiếm tiền, bạn hoàn toàn có thể chọn đầu tư an toàn, tích trữ “trứng” từ sớm.
Tâm lý hoài nghi
Nỗi hoài nghi bản thân rằng mình không sáng suốt lắm, mình không tốt lắm, mọi người đều mạnh hơn mình khiến chúng ta ngập ngừng trước các quyết định. Trong khi bạn do dự, người giàu đã chiến thắng vì họ viết phân tích hiện tục để nắm bắt kịp các cơ hội.
Sự lười biếng
Nguồn Internet
Những người luôn bận rộn là những kẻ lười biếng nhất. Họ bận rộn làm việc, lười quan tâm đến sức khỏe để rồi đánh mất tất cả. Nếu bạn không muốn viễn cảnh đó biến thành sự thật trong cuộc đời mình, hãy “tham lam” hơn một chút, làm việc sáng tạo hơn để có cuộc sống mà mình mong muốn. Thay vì nói “tôi không chi được khoản đó” hãy nói “làm thế nào chi được khoản đó đây?”
Thói quen
Thói quen đóng vai trò quan trọng trong thành công. Nhiều người biết điều này nhưng không phải ai cũng làm được. Nếu bạn cũng giống vậy hãy tự đẩy mình đi bằng cách tìm cho mình động lực.
Tính kiêu ngạo
Tính kiêu ngạo chỉ là tên gọi khác của sự thiếu hiểu biết. Để thành công, hãy không ngừng học hỏi và phơi bày sự thiếu hiểu biết của mình để tiến bộ hơn.
Cha giàu cha nghèo – Xã hội hiện thực dạy bài học từ các trải nghiệm
Điểm hay nhất ở Cha giàu cha nghèo là cách dạy làm giàu của người cha giàu. Ông không để Kiyosaki bị động tiếp thu những kiến thức làm giàu qua lời nói nhưng cái cách mà chúng ta vẫn được dạy ở trường học. Thay vào đó ngay bài học đầu tiên, người cha giàu đã cho cậu học trò của mình trải nghiệm một bài học vô cùng ấm ức mà không nói hay giải thích một lời nào về hành động của mình. Ông để cuộc đời xô đẩy Kiyosaki, bắt cậu làm việc với đồng lương rẻ mạt. Thậm chí sau khi cậu bé tức giận tới tìm ông đòi tăng lương hoặc nghỉ việc, người cha giàu còn để cậu lựa chọn tiếp tục học và làm việc không lương.
Mục đích của ông ấy là gì? Khi Kiyosaki không có tiền, cậu buộc phải tìm cách kiếm tiền, nên tư duy, tầm nhìn cậu mở rộng ra ngoài hơn để “nhìn thấy những gì người khác không thấy.” Cậu nhìn thấy “Bà Martin đang cắt trang đầu quyển truyện tranh làm đôi. Bà giữ lại nửa trên bìa sách và quăng cả cuốn còn lại vào một thùng cạc tông lớn.” Và rồi cơ hội kiếm tiền đầu tiên của Kiyosaki đã đến như thế. Người cha giàu trông như chẳng dạy Kiyosaki cái gì nhưng hơn cả học, cậu bé đã tự nhận ra bài học ẩn người cha giàu muốn dạy mình, rồi áp dụng, thực hành, và thành công kiếm những đồng tiền đầu tiên với “thư viện mini” của mình.
Các bạn trẻ – Nạn nhân của một hệ thống giáo dục còn nhiều thiếu sót
Xuyên suốt cuốn sách kinh doanh Cha giàu cha nghèo, có một điều mà tác giả luôn nhắc đi nhắc lại đó là hệ thống giáo dục còn nhiều thiếu sót. Hầu hết các hệ thống giáo dục trên toàn thế giới đều dạy các môn liên quan đến tài chính, tiền tệ một cách rất sơ sài, qua loa trong khi đó các kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ của một vị trí nhân viên nào đó thì lại dạy rất tỉ mỉ, chú trọng. Điều đó chứng tỏ nền giáo dục của chúng ta đang có xu hướng đào tạo ra các Nhân viên xuất sắc chứ không phải là các Doanh nhân thành đạt. Với quan điểm cá nhân, tác giả cho rằng học sinh – sinh viên nên được học, hiểu rõ về cách quản lý tài chính của mình và được học cách để tiền làm việc cho mình thay vì biến mình thành nô lệ của đồng tiền.
Trong cuốn sách này, tác giả cũng chia sẻ về doanh nghiệp của mình, việc tạo dựng một doanh nghiệp bằng sự tự lực, không phụ thuộc vào người khác đã giúp Kiyosaki có được những kinh nghiệm vô giá mà bất kỳ một người thích phụ thuộc nào cũng đều không có được. Bên cạnh đó ông cũng muốn chỉ ra những sai lầm về tài sản cho người đọc. Ông nhấn mạnh rằng “ngôi nhà của bạn KHÔNG phải là tài sản sử dụng trong kinh doanh” bởi vì nó không tạo ra dòng tiền dương và lợi nhuận đều đặn. Đã có rất nhiều minh chứng về khủng hoảng nhà đất và sự kiện phá sản trên thế giới chứng minh nhận định của ông là hoàn toàn đúng và chính xác.
Xem thêm:
ĐẶT MUA SÁCHNếu bạn muốn trở thành một trong những người giàu có đó thì đừng bỏ qua bộ sách cha giàu cha nghèo, trọn bộ sách cha giàu cha nghèo sẽ giúp các bạn có cái nhìn thấu đáo hơn nếu muốn khởi nghiệp, kinh doanh. Dù làm bất cứ việc gì, chỉ tiền bạc và kiến thức thôi là chưa đủ, quan trọng hơn cả là bạn phải có thái độ và định hướng đúng đắn nhất.