Tại sao mình gọi Khởi nghiệp: lựa chọn hay bản năng? là chuyện chưa kể?

Bạn có thể dễ dàng tìm thấy rất nhiều thông tin liên quan tới khởi nghiệp trên mạng Internet như:

  • Định nghĩa khởi nghiệp
  • Trước khi khởi nghiệp cần chuẩn bị gì?
  • Nền tảng kiến thức chuyên môn về khởi nghiệp
  • Các mô hình khởi nghiệp kinh doanh hiệu quả

Đóa hoa hồng kiều diễm vẽ ra thì dễ, nhưng mấy ai dạy được cho bạn cách cầm hoa lâu dài mà không bị thương vì gai đâm. 14 câu chuyện của 14 tấm gương khởi nghiệp trong quyển sách này sẽ mang đến cho bạn những bài học từ thất bại và thành công của họ để bạn có thể tránh đưa ra các quyết định sai lầm nhiều nhất có thể và bồi đắp cho mình một tinh thần sẵn sàng đối đầu với thất bại.

Học gì từ 14 người trong Khởi nghiệp: lựa chọn hay bản năng?

Lời khuyên gọi vốn từ Lê Anh Tiến, Bùi Thị Hồng Thu và Nguyễn Tuyết Nhung

Nhiều người cho rằng yếu tố quyết định startup thành công là gọi càng nhiều vốn càng tốt, xong “đốt” tiền. Đúng là nguồn vốn bạn kêu gọi được càng lớn thì khả năng mở rộng và phát triển startup càng cao, nhưng đây cũng là nguyên nhân thất bại.

Lê Anh Tiến khuyên các startup không muốn thất bại thì phải tạo ra được dòng tiền ngay từ đầu, không phụ thuộc vào nhà đầu tư, không coi họ là nơi chỉ để kêu gọi tiền

Chị Thu cho rằng làm nông không cần quá nhiều tiền, nhiều tiền quá sẽ không thành công. Tuy nhiên, câu nói này không chỉ đúng với làm nông, mà còn đúng trong nhiều ngành khác nữa.

Nguyễn Tuyết Nhung được xem là “bông hồng lửa” xứ cảng. Dù cô xem sự quyết đoán và liều lĩnh là một phần của thành công, nhưng khi được hỏi có nên vay vốn để khởi nghiệp không? Cô trả lời:

“Tôi thường hỏi ngược lại các bạn vay bao nhiêu phần trăm và nguồn vốn đang có là bao nhiêu? Các bạn đã chuẩn bị những gì để khởi nghiệp. Khởi nghiệp với sản phẩm, ngành nghề nào, khách hàng mục tiêu là ai? Cơ sở vật chất, đội ngũ, quy trình vận hành ra sao?”

“Hơn nữa, nhà đầu tư chỉ “bơm” tiền theo từng giai đoạn, theo kế hoạch kinh doanh, nếu nhà đầu tư nhận thấy giai đoạn 2 hoặc 3 của startup hoạt động không hiệu quả sẽ dừng “bơm” tiền cho nên startup thất bại.” _ Lê Anh Tiến.

Lý do khởi nghiệp thất bại của ái nữ “trùm sò” Tôn Nữ Xuân Quyên”

Tôn Nữ Xuân Quyên có hai lần khởi nghiệp. Lý do có lần hai vì lần một thất bại. Ở lần đầu khởi nghiệp, Quyên chọn sản phẩm cơm kẹp đang được bán rất chạy ở Hà Nội và cô nghĩ sản phẩm mới này sẽ có thị trường lớn ở TP.HCM. Sau đó, cô thất bại do không có kinh nghiệm trong lĩnh vực thực phẩm, và vô vàn sự thiếu hụt kiến thức khác.

Tuy nhiên, thất bại đó không thể đánh gục người mẹ hai con này. Tôn Nữ Xuân Quyên bắt đầu quá trình khởi nghiệp lần hai của mình với sản phẩm bút ngọc trai. Khác với sự lựa chọn chỉ vì tò mò ban đầu, lần này Quyên quyết định chọn dòng sản phẩm bút ngọc trai vì nó đáp ứng ba vòng tròn mà cô đang tìm kiếm.

Sự cần bằng của “cái tâm” và lợi ích

Điểm chung của 14 tấm gương khởi nghiệp trong quyển sách này là họ lựa chọn kinh doanh bằng tâm, rồi lợi ích sẽ theo sau.

Cái tâm của anh Phạm Ngọc Liêm được thể hiện qua từng chiếc ví da. Anh cố gắng thiết kế chúng phù hợp với nhu cầu sử dụng và lối sống của người Việt Nam nhiều nhất có thể. Cái lợi anh nhận về trong giai đoạn không có tiền làm marketing là những đặc điểm anh dùng “tâm” đặt vào từng sản phẩm của mình được người dùng cũ tự động giới thiệu cho người dùng mới (quảng bá sản phẩm truyền miệng.) 

Sự thất bại ban đầu của Lê Thị An Hạ cho bạn thấy hậu quả của khởi nghiệp chỉ bằng “tâm” mà không để ý đến lợi ích. Hạ thấy sinh viên tỉnh lẻ thiếu nhiều thứ, muốn tạo ra nhiều chương trình giúp đỡ họ, nhưng nhiều bạn thiếu kiên nhẫn và bỏ cuộc sớm do đây là dự án miễn phí. Các bạn không nhận ra được tầm quan trọng và sự nỗ lực của những gì mình đang làm.

Những cú lừa mà Kimble Ngô và cô giáo Tô Thụy Diễm Quyên phải chịu cũng cho bạn biết cái tâm và lòng tin nên được đặt đúng chỗ.

Học đến đâu là đủ theo các tấm gương trong Khởi nghiệp: lựa chọn hay bản năng?

Có người bảo họ chọn khởi nghiệp kiếm tiền vì không muốn học nữa. Tuy nhiên, khởi nghiệp là con đường học vấn đầy bẫy rập. 

Kinh doanh một lĩnh vực nào đó mà không có kiến thức chuyên môn khiến các tấm gương khởi nghiệp phải hoàn toàn phụ thuộc vào “người/nhóm nào đó” và rơi vào bẫy. 

Sau vài lần thất bại và một lần bị lừa, anh Trần Thanh Hải cho rằng để vận hành một doanh nghiệp, bạn cần phải biết quản lý, am hiểu sản phẩm mình kinh doanh, tài chính, marketing và nhiều yếu tố khác nữa.

Chị Đỗ Thị Mỹ Diệu cũng gặp phải nhiều khó khăn do thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm kinh doanh, thiếu tầm nhìn và kiến thức. 

Ví dụ, dù có khả năng làm túi xách chuyên nghiệp, nhưng anh Phạm Ngọc Liêm cũng rơi vào khó khăn do thiếu kiến thức về quản lý tài chính. 

“Tôi luôn quan niệm cuộc đời có 3 mùa: mùa học, mùa gieo và mùa gặt. Vấn đề của nhiều người là họ kết thúc mùa học quá sớm, để rồi đến mùa gieo lại không làm hiệu quả, cuối cùng là chẳng thu được gì khi đến mùa gặt.” _ Lê Anh Tiến.

“Tài sản quý giá nhất của con người nằm ở trong đầu” _ Phú Gia.

“Thay đổi hoặc chết”

Bạn có một công ty gia đình làm ăn rất tốt? Bạn kế thừa việc làm ăn này và kinh doanh như thế hệ trước đã làm mà không thay đổi gì?

Xã hội không dậm chân tại chỗ để các nhà kinh doanh yên ổn như thế. Các đối thủ cạnh tranh đang không ngừng đổi mới, các doanh nghiệp trẻ với cái nhìn tiến bộ đang ồ ạt phát triển đâu để bạn giữ nguyên vị thế mà không làm gì. 

Chẳng hạn anh Nguyễn Văn Chung đã chủ động thay đổi những hình dạng bánh xà bông từ vuông sang hình hoa sau khi nhận ra khuyết điểm của loại xà bông vuông là dễ bị mòn và trơn tuột sau vài lần sử dụng.

“Phải thay đổi phương thức sản xuất để có được các sản phẩm mà thị trường cần chứ không phải là bán thứ mình có.” _ Giàng A Dạy

Có nên tận dụng các mối quan hệ quen biết ngay từ ban đầu không?

Hoàng Nguyễn và những người bạn cùng sáng lập thuocsi.vn cho rằng không. Dù họ có rất nhiều mối quan hệ tốt trong giới dược phẩm, nhưng trong giai đoạn đầu họ tập trung vào khách lạ thay vì quen để xem startup của mình đang gặp phải vấn đề gì.

Điều vô giá trong quyển sách này là trải nghiệm và bài học kinh doanh quý giá của người thật việc thật. Học hỏi từ cái sai của người khác có thể giúp bạn né tránh các vấn đề tương tự hoặc ít nhất có thể giảm thiểu rủi ro cho con đường khởi nghiệp của bạn sau này. Tuy nhiên, hãy hiểu rằng:

“Thất bại gặp phải sẽ là phép thử trên con đường sự nghiệp của mỗi người, tài sản mất đi có thể kiếm lại được, bài học từ những thất bại sẽ giúp mình có thêm kiến thức, bản lĩnh.” _ Giàng A Dạy.

  • Lý do nào nhiều tấm gương khởi nghiệp lại khuyên bạn, có sự chuẩn bị đầy đủ, đi từ dự án nhỏ, xây dựng nền tảng rồi hả nghĩ đến gọi vốn? 
  • Bạn đang phân vân không biết sản phẩm mình chọn khởi nghiệp có khả năng thành công cao không? Ba vòng tròn tìm kiếm Quyên đã làm trong Khởi nghiệp: lựa chọn hay bản năng là gì?
  • Cái tâm (sản phẩm) của anh Phạm Ngọc Liêm được thiết kế tỉ mỉ đến chừng nào mới có thể khiến người dùng nguyện ý giới thiệu cho người khác?
  • Lê Thị An Hạ đã làm gì để cân bằng giữa “cái tâm” của mình và lợi ích để đạt được thành công sau sửa đổi?
  • Chỉ học kiến thức chuyên môn về lĩnh vực mà mình khởi nghiệp có đủ để thành công?
  • Thay đổi phù hợp là yếu tố không thể thiếu của người khởi nghiệp thành công, nhưng thay đổi như thế nào?
  •  Suy nghĩ của ba chàng trai sáng lập thuocsi.vn có đúng không?

Tất cả câu trả lời đều có trong Khởi nghiệp: lựa chọn hay bản năng? Nếu bạn đang tìm kiếm nhiều lời khuyên hơn từ doanh nhân thành đạt, bạn có thể tìm đọc 10 cuốn sách hay của các doanh nhân khiến bạn đổi cuộc đời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *