Tác phẩm “Những người khốn khổ” của Victor Hugo không chỉ là một kiệt tác văn học mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, mà còn là bức tranh lột tả hiện thực trần trụi của xã hội Pháp thế kỷ 19. Tác phẩm là khúc ca về sức mạnh của tình yêu thương, sự đồng cảm và lòng nhân ái có thể chiến thắng bất công và áp bức của xã hội Vương quyền.

“Khi pháp luật và phong hoá còn đầy đoạ con người, còn dựng nên những địa ngục ở giữa xã hội văn minh và đem một thứ định mệnh nhân tạo chồng thêm lên thiên mệnh; khi ba vấn đề lớn của thời đại là sự tha hoá của đàn ông vì bán sức lao động, sự sa đọa của đàn bà vì miếng cơm manh áo, sự cằn cỗi của trẻ nhỏ vì tối tăm thất học còn chưa được giải quyết; khi ở một số nơi đời sống còn ngạt thở; nói khác đi và trên quan điểm rộng hơn, khi trên mặt đất, dốt nát và đau khổ còn tồn tại thì những quyển sách như loại này còn có thể có ích.”

— Victor Hugo, lời giới thiệu

Nếu ai yêu thích văn học cổ điển, đặc biệt là dòng tiểu thuyết hiện thực về xã hội Pháp, muốn khám phá nét đẹp nội tâm của con người, cùng những mặt trái của Vương quyền thế kỷ 19 của nước Pháp, chắc chắn không thể bỏ qua kiệt tác Những người khốn khổ của đại văn hào Victor Hugo.

Đại văn hào Pháp – Victor Hugo

Victor Hugo (1802-1885) là một trong những tác giả lớn của nền văn hóa Pháp trong thế kỷ 19. Ông bắt đầu sự nghiệp văn học của mình từ rất sớm và nhanh chóng trở thành một trong những tác giả nổi tiếng nhất ở Pháp. Victor Hugo được kính trọng và ngưỡng mộ không chỉ vì tài năng nghệ thuật xuất sắc mà còn bởi tầm ảnh hưởng sâu sắc của ông đối với văn hóa và xã hội.

Ông được biết đến với những tác phẩm văn xuôi, thơ và kịch nổi tiếng mang đậm tính lãng mạn và nhân quyền. Hai tác phẩm quen thuộc nhất với đọc giả Việt của Victor Hugo đó là “Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà” (cuốn tiểu thuyết được Disney chuyển thể thành phim hoạt hình cùng tên) và tiểu thuyết “Những người khốn khổ” được NXB Giáo Dục trích đoạn để đưa vào chương trình giảng dạy Ngữ văn 10 (tập 2) với tiêu đề “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”.

Đại văn hào Pháp - Victor Hugo
Nguồn Internet

Thế kỷ 19 là một giai đoạn đầy biến động cho xã hội Pháp, khi mà chế độ quốc vương tuyến tính thay đổi trở thành thời kỳ Cách mạng công nghiệp, điều này đã làm thay đổi đáng kể cấu trúc xã hội và kinh tế, kiến cho các tầng lớp xã hội đối diện với sự chia rẽ và bất công. Bối cảnh này đã ảnh hưởng đến tâm hồn của Victor Hugo và tác phẩm của ông thường phản ánh tinh thần nổi loạn và khao khát tự do và “Những người khốn khổ” là một trong những kiệt tác vĩ đại phản ánh rõ nhất tâm hồn Hugo.

Bối cảnh ra đời của tác phẩm “Những người khốn khổ”

Tiểu thuyết “Những người khốn khổ” của Victor Hugo được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1862, tác phẩm được đặt vào giai đoạn cuối cùng của triều đại của Napoleon III, một giai đoạn đặc trưng bởi những thách thức xã hội và chính trị. Cuộc sống đầy khốn khổ của những nhóm dân chúng và sự đối đầu với những vấn đề như bất công, hình phạt và nhân quả trở thành những yếu tố quan trọng trong tác phẩm này của Hugo, khiến nó trở thành một gương mặt đặc sắc của phong trào văn hóa và xã hội ở thời kỳ đó.

Những người khốn khổ - Kiệt tác văn học hiện thực nước Pháp thế kỷ 19
Nguồn Internet

Giống như chính tên gọi của nó, tác phẩm là một câu chuyện đặc sắc xoay quanh những nhân vật sống trong những điều kiện khốn khổ và bất công ở Pháp thế kỷ 19. Với câu chuyện phức tạp, với những sự kết hợp linh hoạt giữa những nhân vật đa dạng và các sự kiện đầy biến cố. Không chỉ phản ánh về cảnh đời éo le, nghèo đói và bất công của những người dân tầng lớp thấp, mà tiểu thuyết Những người khốn khổ còn thể hiện sâu sắc về tình nhân ái, lòng tốt của người đối với người, khát khao sống mãnh liệt luôn tồn tại trong tâm hồn, cho dù sự bất hạnh đang đè nặng lên đôi vai họ.

Câu chuyện này xứng đáng với vị trí tác phẩm kinh điển của nền văn học Pháp, sống mãi qua các thời đại và được trở thành tác phẩm được phân tích trong hệ thống giáo dục Pháp.

Bản giao hưởng về cuộc đời của “Những người khốn khổ”

Nội dung “Những Người Khốn Khổ” (Tên tiếng Pháp: Les Misérables) kể về cuộc đời của một người đàn ông, Jean Valjean. Bị bắt khi còn trẻ, đang ăn trộm một ổ bánh mì để giữ mạng sống cho em gái và những đứa con túng thiếu của cô, Valjean bị kết án 19 năm tù và lao động khổ sai. Đối lập với vẻ bên ngoài được mô tả “Hắn ta khoảng trên bốn mươi lăm tuổi, người tầm thước, to ngang và vạm vỡ trông đương sung sức” nhưng sâu bên trong anh ta tâm hồn đã sụp đổ với những giấy tờ kể tội của mình, Valjean sẽ bị truy nã ở bất cứ đâu trong xã hội thời bấy giờ.

Sự cay đắng đến cùng cực đã suýt đưa Valjean vào con đường đen tối một lần nữa, nếu không có sự tử tế và lòng nhân từ của một Giám mục tốt bụng đã thay đổi mọi thứ đối với Valjean, để anh có thể bắt đầu lại cuộc đời mình. Cùng với cuộc truy đuổi không ngừng nghỉ của thanh tra Javert biểu tượng của luật pháp như một tai họa đối với người nghèo.

cuộc đời của “Những người khốn khổ”
Nguồn Internet

Trong khi đó Fatine, một cô gái trẻ bị tình yêu của một người đàn ông hủy hoại, cô dần dần dấn thân vào xã hội để chăm sóc con mình sẵn sàng làm bất cứ điều gì. Khi Fatine bán tóc sau đó là răng và cuối cùng là cơ thể, cô gặp được Valjean và mong muốn sắp chết của cô rằng anh sẽ bảo vệ con gái cô – Cosette, một cô bé mồ côi bị giam giữ bởi Thénardier, một cặp vợ chồng gian ác, bóc lột tàn nhẫn.

Tình huống đỉnh điểm trong tác phẩm “Những người khốn khổ” là cuộc nổi dậy vào tháng 6 năm 1832, nơi lịch sử và số phận đan xen, tình yêu và sự lãng mạn gặp phải sự tuyệt vọng của chiến tranh, chủ nghĩa lý tưởng và thực tế xung đột, dẫn đến sự phản đối của những người nghèo đối với chính trị và xã hội bất công.

Tình huống đỉnh điểm trong tác phẩm “Những người khốn khổ”
Nguồn Internet

Tiểu thuyết Những người khốn khổ trải dài suốt cuộc đời Valjean, buộc anh ta phải đi một con đường kỳ lạ và tìm ra hình thức công lý của riêng mình, định nghĩa của riêng anh về điều gì là đúng và điều gì là hợp pháp. Đây là mấu chốt của cuốn tiểu thuyết, cũng là nơi Victor Hugo tỏa sáng nhất, luật pháp mang tính giáo điều trong khi tình yêu và Chúa thì không. Luật pháp con người thật tàn nhẫn, nhưng luật Chúa luôn có chỗ cho sự tha thứ và thông cảm.

Victor Hugo tạo ra một bức tranh xã hội phong phú với nhiều nhân vật đa dạng, tác giả đã rất thành công trong việc mô tả tâm lý và sự phát triển của nhân vật. Victor Hugo xuất sắc trong việc Từ sự biến đổi của Jean Valjean từ một kẻ tội phạm thành một người đầy lòng nhân ái, đến sự hi sinh của Fantine, ông đưa vào tác phẩm những chiều sâu tâm trí rất phong phú.

Tác giả không chỉ tập trung vào những câu chuyện cá nhân mà còn sử dụng chúng để phản ánh rõ nét về xã hội. Thông qua các nhân vật, từ Jean Valjean, người có tâm hồn cao quý, đến Thenardier, người có tính cách đen tối, mỗi nhân vật đều mang đến một mảng của xã hội và con người. Victor Hugo làm sáng tỏ những vấn đề như bất công xã hội, chủ nghĩa đẳng cấp và cuộc sống khốn khổ của những người nghèo đói.

Những người khốn khổ: đậm nét về tình yêu – luật pháp – xã hội và – con người nước Anh thế kỷ 19

Tác phẩm “Những người khốn khổ” của Victor Hugo không chỉ là một cuộc phiêu lưu cá nhân mà còn là một tác phẩm đa chiều với những chủ đề sâu sắc về lòng nhân ái, bất công xã hội và khả năng làm mới của con người qua nhiều khía cạnh sâu sắc.

Quyền lực của luật pháp trong tác phẩm

Sự đối đầu giữa Jean Valjean và thanh tra Javert thể hiện sự đối đầu giữa lòng nhân ái và quyền lực, giữa sự đa chiều của con người và sự tuyệt đối của hệ thống pháp luật.

Javert không chỉ đơn thuần là người truy đuổi Jean Valjean theo quy luật của công lý, mà còn có yếu tố cá nhân về việc trả thù và duy trì trách nhiệm, phản ánh sự phân biệt đối xử và khao khát quyền lực trong hệ thống pháp luật và xã hội. Anh ta coi việc bắt giữ Jean Valjean là sứ mệnh quan trọng, là cách để bảo vệ trật tự và danh dự của hệ thống pháp luật.

Quyền lực của luật pháp trong tác phẩm
Nguồn Internet

Sự bất công của xã hội

“Luôn luôn có nhiều đau khổ ở tầng lớp thấp hơn so với nhân loại ở tầng lớp cao hơn.” (Trích tác phẩm)

Tác phẩm thường xuyên đề cập đến sự bất công và chia rẽ trong xã hội Pháp thế kỷ 19. Không chỉ các nhân vật chính là Jean Valjean hay Fantine phải đối mặt với cuộc sống khốn khổ và đau đớn do bất công xã hội, mà còn có những người dân nghèo xung quanh được Victor Hugo miêu tả cuộc sống của những người thợ thuyền ở Paris qua những chi tiết như: “những thợ thuyền trong xưởng dệt, trong mỏ, trong hầm lò, những người thợ nề, thợ mộc, thợ rèn, thợ đúc, những người lao động trong các nhà máy, những người phu xe, những người bán hàng rong, những người hành khất, những người ăn xin, những người vô gia cư” để thể hiện sự nghèo khổ, cơ cực của họ.

Sức mạnh tình yêu và lòng nhân ái chiến thắng luật lệ xã hội hà khắc

“Tình yêu là sự ngu ngốc của con người và là sự khôn ngoan của Chúa.” (Trích tác phẩm)

Tình yêu ở trong tác phẩm được xuất hiện ở rất nhiều kiểu, từ tình yêu gia đình, sự hy sinh của Fantine danh cho cô con gái bé bỏng Cosette, lòng vị tha của đức giám mục dành cho người dân và Jean Valjean, Lòng thương cảm và tình yêu thương cho Cosette của Jean Valjean, hay tình yêu nam nữ giữa Marius và Cosette, … Lòng nhân ái và tình thương đã giúp thay đổi cuộc sống của các nhân vật trong tác phẩm, làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

tình yêu thương trong tác phẩm
Nguồn Internet

Đọc “Những người Khốn khổ” sẽ khiến bạn phải rơi nước mắt, nhưng cuối cùng tất cả những câu chuyện ấy sẽ thay đổi cuộc đời và nhận thức của bạn, khiến bạn tử tế hơn và đồng cảm hơn, khiến bạn nhìn ra lý do đằng sau hoàn cảnh của mọi người thay vì dựa vào sự phán xét vội vàng và sẽ khiến bạn chấp nhận.

Sức ảnh hưởng của “Những người khốn khổ” trong sân khấu điện ảnh và âm nhạc

Tác phẩm văn học thế giới thế kỷ 19 “Những người khốn khổ” không chỉ ảnh hưởng trong văn hóa mà còn qua nhiều biến thể chuyển thể, từ điện ảnh đến sân khấu, giữ vững tầm ảnh hưởng và giá trị nghệ thuật của mình qua thời gian.

Chuyển thể phim điện ảnh

Bản chuyển thể điện ảnh đầu tiên vào năm 1935 do đạo diễn Richard Boleslaw Ski thực hiện đã thu hút sự chú ý của khán giả. Tuy nhiên, vì hạn chế của kỹ thuật và kịch bản, nó không thể hoàn toàn tái tạo được sự giàu có và phức tạp của tác phẩm gốc.

Chuyển thể phim điện ảnh Những người khốn khổ
Nguồn Internet

Phiên bản điện ảnh thứ hai do đạo diễn Tom Hooper thực hiện vào năm 2012 được đánh giá cao. Với dàn diễn viên xuất sắc như Hugh Jackman, Anne Hathaway và Russell Crowe, bản chuyển thể này giành nhiều giải thưởng và được đánh giá cao về việc truyền đạt sự đau đớn và nhân văn của câu chuyện.

Chuyển thể sân khấu và nhạc kịch

Hầu hết các vở nhạc kịch Những người khốn khổ phiên bản sân khấu chỉ có thể tập trung vào sự hiện đại hóa hoặc tối giản hóa câu chuyện, tuy nhiên vẫn giữ lại tinh thần cốt lõi của tác phẩm.
Ảnh hưởng trong âm nhạc

Tiểu thuyết Những người khốn khổ cũng trở thành một bản nhạc kịch nổi tiếng, với âm nhạc được sáng tác bởi Claude-Michel Schönberg. Nhiều bài hát từ nhạc kịch, như “I Dreamed a Dream” và “On My Own”, đã trở thành những biểu tượng âm nhạc và thường được trình diễn trong các sự kiện âm nhạc lớn.

ĐẶT MUA SÁCH

Xem thêm:

Tóm lại, Những người khốn khổ của Victor Hugo là một tác phẩm văn học kinh điển giúp đọc giả khám phá lịch sử và chính trị Pháp thế kỷ 19, các vấn đề triết học đạo đức, địa hình và kiến trúc của Paris. Đồng thời, những tình cảm chống chế độ quân chủ, cùng với các chủ đề phổ quát về công lý, đức tin và tình yêu cũng được thể hiện trọn vẹn trong câu chuyện này. Nếu các bạn cố gắng để hiểu tất cả về tiểu thuyết này chỉ bằng một bài tóm tắt nhỏ thì chắc chắn là một điều không thể, hãy đọc toàn bộ tác phẩm để cảm nhận nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *