Đầu thế kỷ 20, trong bối cảnh xung đột giữa văn hóa truyền thống và ảnh hưởng của nền văn minh phương Tây, một tác phẩm đặc biệt ra đời với mục đích tìm hiểu bản chất văn hóa Việt Nam. Đó chính là “Việt Nam văn hóa sử cương” của tác giả Đào Duy Anh. Tác phẩm này không chỉ là một công trình nghiên cứu sâu rộng về lịch sử và văn hóa Việt Nam mà còn đặt nền móng cho sự hình thành ngành văn hóa học hiện đại tại đất nước hình chữ S thân yêu.

Tác giả Đào Duy Anh – Học giả uyên bác và chí sĩ cách mạng nhiệt huyết

Giáo sư Đào Duy Anh (1904 – 1988) là một ngọn đuốc vang danh trong lịch sử văn hóa Việt Nam, không chỉ bởi vai trò nhà văn hóa học, nhà giáo uyên bác, mà ông còn là một chí sĩ cách mạng hết mình vì dân tộc. Sinh ra tại Thanh Hóa, quê gốc Hà Nội, cuộc đời ông là hành trình song hành giữa nghiên cứu học thuật và cống hiến cho non sông.

Tác giả Đào Duy Anh

Năm 1923, sau khi đỗ Thành chung tại trường Quốc học Huế, thay vì con đường công chức dưới ách thực dân Pháp, Đào Duy Anh chọn cho mình con đường dạy học tại Trường Tiểu học Đồng Hới, Quảng Bình. Niềm đam mê văn hóa dân tộc cháy bỏng trong tim, ông dành trọn vẹn cuộc đời cho sự nghiệp nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử và văn hóa Việt Nam.

Học giả Đào Duy Anh được xem là một trong những người tiên phong đặt nền móng cho ngành văn hóa học hiện đại tại Việt Nam. Ông đã để lại cho đời kho tàng tri thức đồ sộ, với hơn 30 công trình nghiên cứu và biên khảo giá trị như “Việt Nam văn hóa sử cương” (1938), Trung Hoa sử cương (1942), Lịch sử Việt Nam (giáo trình đại học, 1956), Đất nước Việt Nam qua các đời (1964),…

Từ “Việt Nam văn hóa sử cương” đến Đại cương lịch sử văn hóa Việt

Cuốn sách “Việt Nam văn hóa sử cương” ra đời lần đầu vào năm 1938, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong nghiên cứu lịch sử văn hóa Việt Nam. Đây được xem là Bộ sử toàn diện văn hóa Việt Nam đầu tiên có hệ thống nhất từ sơ khởi đến năm 1938. Dù vậy, tác giả Đào Duy Anh lại hết sức khiêm tốn khi cho rằng “không phải là soạn một bộ tổng hợp văn hoá sử, mà chỉ cốt thu thập những tài liệu hiện có, sắp đặt lại thành hệ thống, để giúp cho những nhà nghiên cứu văn hoá sử đỡ công tìm kiếm”.

Lịch sử - văn hóa Việt Nam

Giá trị của sách Lịch sử – văn hóa Việt Nam này vô cùng quan trọng. Nó được minh chứng khi đến thời điểm này đây vẫn là tiền đề về lịch sử, văn hóa Việt Nam đại cương mà giảng viên nghiên cứu và giảng dạy. Các trường đại học như đại học Quốc Gia, đại học Khoa học xã hội Nhân Văn được học chương trình biên soạn từ sách của tác giả Đào Duy Anh.

“Việt Nam văn hóa sử cương”: Hành trình khám phá dòng chảy của thiên nhiên

Nội dung sách “Việt Nam văn hóa sử cương” không chỉ là một bức tranh toàn cảnh về nền văn hóa Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử, mà còn là hành trình khám phá những biến chuyển văn hóa trong giai đoạn Âu hóa. Cuốn sách dẫn dắt người đọc qua từng mảng sinh hoạt: kinh tế, chính trị – xã hội, trí thức, đồng thời chỉ ra những ảnh hưởng của văn hóa phương Tây đến Việt Nam trong thời kỳ này.

Việt Nam văn hóa sử cương

Trước khi đi vào nội dung chính, tác giả đã dành riêng một phần (Thiên thứ nhất: Tự luận) để trình bày tổng quát về lý luận chung về văn hóa và bối cảnh địa lý, tự nhiên xã hội của Việt Nam, đặt trong mối quan hệ với hai nền văn hóa lớn là Ấn Độ và Trung Quốc. Đây là bước đệm thiết yếu để người đọc có thể hiểu rõ hơn về quá trình phát triển văn hóa Việt Nam trong giai đoạn sau đó.

Nội dung chính được chia thành ba phần rõ ràng:

  • Thiên thứ hai: Kinh tế sinh hoạt: Tác giả tập trung vào các vấn đề nông nghiệp, công nghệ, thương mại, sinh hoạt ở thôn quê, thành thị, đường giao thông, sưu thuế, tiền tệ.
  • Thiên thứ ba: Xã hội kinh tế sinh hoạt: Nội dung xoay quanh các chủ đề về gia tộc, xã thôn, quốc gia, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tế tự.
  • Thiên thứ tư: Tri thức sinh hoạt: Tác giả đề cập đến các tôn giáo, giáo dục, ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật,…
Việt Nam văn hóa sử cương

“Việt Nam văn hóa sử cương” là nguồn nội dung chính thống về hầu như tất cả các truyền thống và văn hóa dân tộc. Vừa cung cấp thông tin nền tảng, vừa đặt ra nhiều vấn đề để bạn suy ngẫm và thảo luận. Việc đọc cuốn sách này sẽ giúp bạn rèn luyện tư duy phản biện, khả năng nhìn nhận vấn đề trong xã hội xưa và nay một cách đa chiều và óc sáng tạo. Đây là những kỹ năng cần thiết để bạn xây dựng nhận thức và thái độ đúng đắn đối với văn hóa và xã hội Việt đang luôn chịu nhiều tác động và thay đổi như ngày nay.

Vậy sách “Việt Nam văn hóa sử cương” dành cho ai?

Mặc dù “Việt Nam văn hóa sử cương” là một tác phẩm chuyên môn về lịch sử và văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả Đào Duy Anh đã viết với một ngôn ngữ sâu sắc nhưng dễ hiểu. Chính vì thế, quyển sách lịch sử này không chỉ dành cho giới chuyên gia mà còn phù hợp với độc giả rộng rãi quan tâm đến lịch sử văn hóa dân tộc.

Lật từng trang sách của “Việt Nam văn hóa sử cương”, độc giả sẽ được tìm hiểu về những nét đặc sắc trong văn hóa của các dân tộc Việt Nam, những phong tục tập quán, tín ngưỡng, nghệ thuật,… rất đặc trưng, hiểu những phong tục nước ta hiện nay. Từ đó, độc giả có thể hiểu rõ hơn về cội nguồn và bản sắc văn hóa dân tộc, từ đó có ý thức gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống. 

Việt Nam văn hóa sử cương

Đặc biệt, đây là tác phẩm mà các độc giả trẻ tuổi nên đọc để tăng thêm tình yêu và gắn bó với dân tộc hơn. Khi tìm hiểu về lịch sử và văn hóa dân tộc, bạn sẽ cảm thấy tự hào về những gì mà ông cha ta đã dày công vun đắp. Lòng yêu nước sẽ được bồi đắp và thôi thúc bạn cống hiến sức mình cho sự phát triển của đất nước.

Xem thêm:

Có thể nhận định rằng, “Việt Nam văn hóa sử cương” là một tác phẩm có giá trị trường tồn cho những ai muốn tìm hiểu về lịch sử và văn hóa Việt Nam. Là người trẻ Việt, sẽ rất cần thiết nếu bạn đọc quyển sách lịch sử này. Bạn sẽ được khám phá kho tàng văn hóa đồ sộ của dân tộc, bồi dưỡng lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam. Cuốn sách này cũng là một nguồn cảm hứng dồi dào cho những ai yêu thích văn học, nghệ thuật và lịch sử, là chất liệu tuyệt vời cho việc học tập và nghiên cứu sau này.


Nội dung: Tổng hợp và review bởi DIMI BOOK
Hình ảnh: Internet
(*) Bản quyền bài viết thuộc về DIMI BOOK. Vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ “DIMI BOOK” hoặc “dimibook.com” khi chia sẻ hoặc trích dẫn trên các nền tảng khác.

Xem sách chi tiết Việt Nam Văn Hoá Sử Cương tại đây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ZaloGọi điệnFacebook