“Theo báo cáo của Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông), năm 2022, có 38.029 xuất bản phẩm nộp lưu chiểu, tăng 15,42% so với năm 2021, với gần 6 triệu bản sách, tăng 49,5% so với năm 2021. Xuất bản phẩm dạng điện tử tăng nhiều nhất, đạt 3.350 xuất bản phẩm, tăng 45,6% so với năm 2021. Tính đến năm 2022, có 19/57 nhà xuất bản tham gia đăng ký xuất bản và phát hành điện tử. Tất cả chỉ số về đầu sách, bản sách, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước năm 2022 đều tăng.”

Có thể thấy, thị trường xuất bản ở Việt Nam những năm gần đây có sự tăng trưởng mạnh mẽ, mở ra nhiều cơ hội cho các cây bút trẻ. Quy trình xuất bản sách mới là chủ đề được rất nhiều cây bút mới quan tâm. Bạn đang ở giai đoạn nào? Cần làm gì tiếp theo? Bạn sẽ tìm thấy câu trả lời trong bài viết này.

Quy trình xuất bản một cuốn sách ở Việt Nam

Xuất bản sách tương tự như những sản phẩm khác, trước khi được ra mắt chính thức trên thị trường thì đều phải trải qua nhiều bước và các đợt kiểm duyệt, cấp phép theo quy định của nhà nước. Sau đây là các bước để xuất bản một cuốn sách tại thị trường Việt Nam:

Bước 1: Hoàn thiện bản thảo

Hoàn thành bản thảo là bước tiên quyết để được các nhà xuất bản xét duyệt và “gật đầu” ra mắt tác phẩm của bạn. Ai cũng hiểu điều đó, nhưng không phải tác giả nào cũng có thể sáng tạo ra một tác phẩm hay.

Hoàn thiện bản thảo

Nhiều nhà văn gặp khó khăn trong việc hoàn chỉnh bản thảo bởi nhiều lý do. Một số người nản lòng ngay từ giai đoạn nhen nhóm ý tưởng và phác thảo dàn bài. Số khác lại bỏ cuộc khi mới viết được vài trang đầu tiên. Thậm chí, có những cây bút dày dặn kinh nghiệm cũng phải “dậm chân tại chỗ” ở cột mốc 10.000 – 20.000 chữ.

Vậy làm thế nào để có thể hoàn thành bản thảo một cách chỉnh chu nhất?

Tham gia cộng đồng viết sách là cách tuyệt vời để rèn luyện kỷ luật và động lực cho bản thân. Hiện nay có rất nhiều chương trình thử thách dành cho những người đam mê viết lách, ví dụ như 30 ngày luyện viết do tác giả Hạnh Nguyễn tổ chức trên group WRITERS VIỆT – Viết đa nền tảng.

Ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm sự hướng dẫn từ những người viết có kinh nghiệm. Khóa học viết 1 kèm 1 (writing coach 1:1)các khóa học viết khác dành cho người mới của tác giả Hạnh Nguyễn – Co-founder DIMI BOOK – sẽ là điểm khởi đầu tuyệt vời cho bạn.

Bước 2: Liên hệ nhà xuất bản, công ty sách

Có hai cách xuất bản một cuốn sách tại Việt Nam:

Xuất bản truyền thống

Với xuất bản truyền thống, bạn chỉ cần gửi bản thảo cho nhà xuất bản (NXB) thích hợp và đợi họ xét duyệt. Thời gian chờ phản hồi có thể kéo dài đến 3 tháng. Dù vậy, để nhận được cái gật đầu đồng ý từ NXB cũng không phải là điều dễ dàng, đặc biệt là đối với những cây viết mới chưa có cộng đồng người hâm mộ.

Nếu bản thảo được chấp thuận thì tác giả sẽ thương lượng giá bản quyền sách với nhà xuất bản.

Tự xuất bản

Ngoài con đường xuất bản truyền thống, bạn hoàn toàn có thể tự tay biến ước mơ viết sách thành hiện thực thông qua việc tự xuất bản. Hãy tham khảo “Hành trình tự xuất bản sách của Hạnh Nguyễn” – bài viết chia sẻ kinh nghiệm thực chiến của chính tác giả.

sách dimi book xuất bản

Nếu bạn đang tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp trong hành trình tự xuất bản, có thể liên hệ DIMI BOOK – đơn vị xuất bản sách trọn gói. Chúng mình đã có kinh nghiệm hỗ trợ xuất bản cho hơn 30 đầu sách. Trong đó có Hướng dẫn thiết lập Farmstay, một trong những cuốn sách thành công vang dội với hơn 1000 đơn đặt hàng trong giai đoạn pre-order. Tính đến nay, 5000 bản sách đã được in và hơn 4000 cuốn đã đến tay độc giả.

Bước 3: Đăng ký bản quyền tác giả

Theo quy định về xuất bản sách tại Điểm a Khoản 3 Điều 23 Luật Xuất bản, sách phải được đăng ký bản quyền tác giả trước khi xuất bản.

Để đăng ký bản quyền, bạn có thể tải mẫu đơn từ Cục bản quyền tác giả và điền thông tin theo hướng dẫn: Đăng ký bản quyền tác giả: Tầm quan trọng và cách đăng ký.

Bước 4: Xin giấy phép xuất bản sách

Trước khi in ấn và phát hành sách đến tay độc giả, bạn cần đăng ký xuất bản. 

Căn cứ theo Luật Xuất bản sách, thủ tục đăng ký chỉ được thực hiện bởi đơn vị xuất bản do Cơ quan có thẩm quyền công nhận. Nhà xuất bản có trách nhiệm:

  1. Rà soát và biên tập nội dung tác phẩm.
  2. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký xuất bản theo mẫu quy định.
  3. Nộp hồ sơ đăng ký xuất bản đến Bộ Thông tin và Truyền thông.

Bước 5: Chờ giấy phép quyết định xuất bản được chấp nhận

Sau khi NXB nộp đơn đăng ký xuất bản theo quy định, bạn sẽ nhận được xác nhận trong vòng 7 ngày làm việc. Nếu hồ sơ không được chấp thuận, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ có văn bản thông báo rõ lý do.

giấy phép quyết định xuất bản

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 22 Luật Xuất bản, văn bản xác nhận đăng ký xuất bản có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 của năm xác nhận đăng ký. Khi có quyết định xuất bản, NXB sẽ tiến hành đánh máy và trình bày lại dữ liệu tác phẩm theo khổ sách đã chọn. Sau đó in ấn tác phẩm trên giấy can (loại giấy có khả năng thấu quang cao) và gửi đến nhà in.

Xem tất cả hướng dẫn về Thủ tục xin giấy phép xuất bản sách & Mẫu đơn chuẩn 2024.

Bước 6: Biên tập và thiết kế sách

Bên cạnh chất lượng nội dung, bạn cũng cần chăm chút cho vẻ ngoài “đứa con tinh thần” của mình. Dưới đây là những thông tin quan trọng cần được thể hiện đầy đủ và rõ ràng trên bìa sách:

Bìa 1:

  • Tên sách: Nổi bật, thu hút sự chú ý.
  • Tác giả/Biên soạn/Dịch giả: Giới thiệu người sáng tạo nội dung.
  • Nhà xuất bản: Đảm bảo uy tín cho tác phẩm.

Bìa 4: Cung cấp thông tin quan trọng như.

  • Giá bán.
  • Loại sách.
  • Mã vạch.
  • Hình ảnh tác giả.
bìa sách

Thông tin xuất bản:

  • Họ tên, chức danh tổng giám đốc/giám đốc chịu trách nhiệm xuất bản.
  • Họ tên, chức danh tổng biên tập chịu trách nhiệm nội dung.
  • Biên tập viên: [Tên].
  • Thông tin bản quyền: Khổ sách, số xác nhận đăng ký xuất bản, số quyết định/giấy phép xuất bản.
  • Đội ngũ thực hiện: Người trình bày, minh họa, biên tập kỹ thuật, sửa bản in.
  • Số lượng in, nơi in, thời gian nộp lưu chiểu.
  • Mã số sách quốc tế (ISBN): Giúp quản lý sách toàn cầu.

Quy trình thiết kế và dàn trang đòi hỏi kỹ thuật và kiến thức chuyên môn cao. Với hình thức xuất bản truyền thống, NXB sẽ chịu trách nhiệm thiết kế sách. Còn đối với hình thức tự xuất bản, chúng mình khuyên bạn nên thuê biên tập viên xuất bản để tiết kiệm thời gian.

Bước 7: In ấn sách

Để đảm bảo chất lượng và tính hợp pháp cho các ấn phẩm xuất bản, bạn cần cung cấp những giấy tờ sau đây cho cơ sở in ấn:

  • Quyết định xuất bản (bản chính) do tổng giám đốc/giám đốc nhà xuất bản ký duyệt.
  • Bản thảo có chữ ký duyệt của tổng giám đốc/giám đốc nhà xuất bản.

Đối với tài liệu không kinh doanh:

  • Có giấy phép xuất bản (bản chính) do cơ quan có thẩm quyền cấp.
  • Có bản thảo có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép theo quy định tại Điều 25 của Luật Xuất bản.

Nếu bạn tự mình liên hệ nhà in để in ấn thì hãy yêu cầu rõ số lượng cần in, màu sắc, chất lượng giấy,… trong hợp đồng in ấn. Lưu ý rằng nhà in thường ưu tiên đơn hàng lớn, do đó bạn cần chủ động và làm việc chặt chẽ với họ ngay từ đầu để đảm bảo sản phẩm hoàn thành đúng hạn.

In ấn sách

Bước 8: Nộp xuất bản phẩm lưu chiểu

Khi đã hoàn thành quy trình xuất bản sách từ biên tập đến in ấn, bạn đã có thể cầm “đứa con tinh thần” của mình trên tay. Tuy nhiên, để ra mắt công chúng thì bạn cần nộp lưu chiểu cho cơ quan quản lý nhà nước chậm nhất 10 ngày trước khi phát hành. 

Số lượng bản lưu chiểu cần nộp sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:

1. Loại hình xuất bản:

Xuất bản phẩm do nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép xuất bản:

  • Số lượng in dưới 300 bản: Nộp 2 bản.
  • Số lượng in từ 300 bản trở lên: Nộp 3 bản.

Xuất bản phẩm do cơ quan, tổ chức được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xuất bản:

  • Số lượng in dưới 300 bản: Nộp 1 bản cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, 1 bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông.
  • Số lượng in từ 300 bản trở lên: Nộp 2 bản cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, 1 bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông.

2. Loại hình xuất bản phẩm:

  • Xuất bản phẩm tái bản không sửa chữa, bổ sung sẽ cần nộp 1 bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông.
  • Xuất bản phẩm tái bản có sửa chữa, bổ sung sẽ thực hiện theo quy định tại Điểm a và b Khoản 1 Điều 28 Luật Xuất bản.

Lưu ý: Quy định nêu trên áp dụng cho tất cả các loại hình xuất bản phẩm, bao gồm sách, báo, tạp chí, tài liệu, bản ghi âm, bản ghi hình, ấn phẩm điện tử, v.v.

Bước 9: Phát hành sách

Vậy là cuốn sách của bạn đã được in ấn, hoàn thiện khâu kiểm tra chất lượng và sẵn sàng để trao đến tay độc giả. Chỉ còn một bước quan trọng cuối cùng – chờ đợi quyết định phát hành từ nhà xuất bản.

ra mắt sách

Xu hướng xuất bản sách ở Việt Nam năm 2024

Năm 2024 hứa hẹn sẽ là sự bùng nổ của thị trường xuất bản Việt Nam với hai xu hướng:

Xuất bản sách trực tuyến

Theo báo Lao Động ngày 29/03/2024, hành vi đọc của độc giả Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ, đang có sự thay đổi rõ rệt. So với năm 2022, số lượng sách điện tử được xuất bản đã tăng 31,4%, đạt 4.600 đầu sách. 

Nhìn chung, thị trường sách điện tử (ebook) và sách nói ở Việt Nam đang trong đà phát triển mạnh mẽ. Vậy nên, khi tìm hiểu quy trình xuất bản sách, bạn cần lưu ý các bước đặc thù liên quan của loại hình này. Ví dụ, bản thảo sách điện tử cần được chuẩn bị theo định dạng phù hợp, bìa sách cần được thiết kế dành riêng cho màn hình điện tử. Đồng thời quy trình xin cấp phép xuất bản sách điện tử cũng có những điểm khác biệt so với sách in truyền thống.

ĐỌC THÊM: 

ebook

Sách tinh gọn: Làn gió mới cho thị trường xuất bản

Sách tinh gọn là phiên bản sách dưới 200 trang, tóm tắt nội dung chính của các tác phẩm đã xuất bản.

Theo số liệu từ Cục Xuất bản, In và Phát hành, đã có 10 đơn vị tham gia vào lĩnh vực này chỉ sau một năm triển khai. Số lượng tác phẩm lên đến 973 đầu sách, trong đó có 880 đầu sách được phát hành dưới dạng sách điện tử.

Tại sao sách tinh gọn lại trở thành xu hướng?

Tương tự như sự bùng nổ của mạng xã hội TikTok, sách tóm tắt là xu hướng tất yếu cho xã hội chuộng “tiêu thụ nội dung nhanh”. Bên cạnh đó, phiên bản sách cô đọng còn đáp ứng nhu cầu của người đọc bởi nó được phát hành dưới nhiều hình thức khác nhau.

Ông Nguyễn Ngọc Bảo, Phó Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, nhấn mạnh:

“Chủ trương phát triển sách tinh gọn là xu hướng mới, là thị trường tiềm năng, không mâu thuẫn với thị trường sách in. Đây là xu hướng phát triển của ngành xuất bản và của thị trường kinh doanh sách trong xu thế phát triển, hội nhập.”

Nhìn chung, sách cô đọng là làn gió mới thổi bùng sức sống cho thị trường xuất bản Việt Nam. Nếu bạn muốn xuất bản sách theo xu hướng này, hãy điều chỉnh quy trình xuất bản sách cho phù hợp. Ví dụ, bản thảo cần được rút gọn nội dung một cách thông minh, bìa sách cần thể hiện được sự cô đọng, súc tích và có chiến lược marketing hướng đến độc giả ưa thích sự nhanh gọn.

DIMI BOOK tư vấn xuất bản sách trọn gói uy tín 

Qua những thông tin được chia sẻ ở trên, DIMI BOOK mong rằng bạn đã nắm rõ cách thực hiện mẫu giấy phép xin xuất bản sách theo đúng quy định. Mặc dù quy trình này không quá phức tạp, song, đây vẫn là khó khăn dành cho những cây viết mới chưa xuất bản lần nào.

dimi tư vấn xuất bản sách

Bằng kinh nghiệm hợp tác với nhiều tác giả để cho ra các cuốn sách hay thuộc những lĩnh vực khác nhau, DIMI BOOK tự tin sẽ giúp những cây viết mới giải đáp tất cả các thắc mắc, đưa ra lời khuyên tối ưu, tiết kiệm chi phí và nhanh chóng. DIMI BOOK là đơn vị tư vấn xuất bản sách trọn gói cung cấp các dịch vụ như:

  • Chấp bút sách.
  • Đăng ký bản quyền tác giả.
  • Biên tập xuất bản.
  • Dàn trang, thiết kế bìa thu hút.
  • In ấn chất lượng cao với giá thành hợp lý.
  • Hỗ trợ truyền thông quảng bá sách.

Với sứ mệnh kết nối tác giả và nhà xuất bản, chúng mình luôn sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành cùng bạn trên hành trình lan tỏa tri thức.Nếu bạn còn thắc mắc xoay quanh quy trình xuất bản sách. Hãy liên hệ với DIMI BOOK ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí!

Xem thêm:


Nội dung: Tổng hợp và review bởi DIMI BOOK
Hình ảnh: Internet
(*) Bản quyền bài viết thuộc về DIMI BOOK. Vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ “dimibook.com” khi chia sẻ hoặc trích dẫn trên các nền tảng khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *